Hàn Quốc: Ứng dụng Metaverse nhanh chóng thâm nhập đời sống

Ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng Metaverse vào môi trường làm việc hay trong lĩnh vực sản xuất chế tạo do ưu điểm của vũ trụ ảo là tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất.

Tất cả các phần của sự kiện này, từ giới thiệu doanh nghiệp cho tới tư vấn với nhân viên công ty theo từng lĩnh vực ứng tuyển của ứng viên, đều được diễn ra trên Metaverse.

Đây được xem như một trong những bước tiến cho thấy công nghệ vũ trụ ảo (Metaverse), nơi có thể trải nghiệm gần như tương tự với hiện thực trong không gian ảo, đang từng bước tiến sâu vào đời sống thường nhật một cách nhanh chóng.

Trong khi đó, Công ty SK Geo Centric lựa chọn tổ chức lễ nghỉ hưu cho nhân viên của mình trên không gian vũ trụ ảo. Với ưu điểm là không gian ảo nên các nhân viên làm việc ở nước ngoài cũng có thể tham gia vào sự kiện này.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng Metaverse để đào tạo nhân viên mới hoặc để thực hiện các dự án hỗ trợ cho những trẻ em cần sự giúp đỡ. Lợi thế của Metaverse là không bị hạn chế về không gian, không cần thiết phải tiếp xúc trực tiếp.

Đặc biệt, dự báo giá trị của Metaverse sẽ còn lớn hơn nữa ngay cả sau khi dịch Covid-19 kết thúc.

Nhà nghiên cứu Park Ji-hye thuộc Viện Kinh tế, công nghiệp và thương mại Hàn Quốc (KIET) cho biết gần đây, ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng Metaverse vào môi trường làm việc hay trong lĩnh vực sản xuất chế tạo do ưu điểm của vũ trụ ảo là tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất.

Chính phủ Hàn Quốc đang đặt kế hoạch bồi dưỡng các ngành công nghiệp liên quan, như xây dựng khu công nghiệp may mặc ứng dụng Metaverse trong năm nay.

Giới chuyên gia cho rằng, Chính phủ phải phát triển hơn nữa các công nghệ liên quan, như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, để hiện thức hóa lợi nhuận từ Metaverse.

Đầu năm 2022, Chính phủ Hàn Quốc đã thông báo lộ trình dài hạn để thúc đẩy ngành công nghiệp Metaverse với mục tiêu trở thành một trong 5 thị trường Metaverse lớn nhất thế giới trong 5 năm tới.

Hàn Quốc có kế hoạch “nuôi dưỡng” ít nhất 220 công ty metaverse với doanh số hơn 5 tỷ won (khoảng 4,2 triệu USD) và thành lập một “học viện Metaverse ” trong năm nay để đào tạo 40 nghìn chuyên gia trong nước đến năm 2026.

Metaverse đề cập đến một không gian ảo được chia sẻ, trong đó người dùng tương tác với nhau thông qua hình đại diện kỹ thuật số và trải nghiệm thế giới thực tế ảo (VR). Những nền tảng như này trở nên phổ biến trong những năm gần đây khi mọi người chuyển hoạt động sang trực tuyến giữa bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Hiện tại, Hàn Quốc đang đứng thứ 12 trên thế giới về thị phần trong lĩnh vực Metaverse.

Theo Báo Nhandan

Tin cùng chuyên mục