Không phải ngẫu nhiên mà người phụ nữ Tày gọi nghề đan lát là nghề “khéo tay, hay làm”. Bởi ngoài biết đan những đường cơ bản thì người phụ nữ phải có óc sáng tạo và khéo tay thì mới tạo ra những đường nét hoa văn tinh tế. Ngoài khéo tay thì người đan cần phải chịu khó, cần cù để luyện tay nghề để rút ngắn được thời gian tạo ra các sản phẩm. |
Chị Sằm Thị Thu, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm cần mẫn duy trì nghề đan lát hàng ngày để làm ra những sản phẩm phục vụ khách du lịch và truyền nghề đan lát cho chị em trong thôn. |
Chị Quan Thị Cát, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thượng Lâm cho biết: “Trước đây lớp dạy đan lát chỉ có 35 phụ nữ tham gia, nhưng nay số người biết đan lát thành thạo gấp đôi con số này. Ban đầu, các sản phẩm làm ra thường là những vật dụng có kích thước to, cồng kềnh, nhưng để đáp ứng sự tiện lợi của khách du lịch nên chị em cũng linh hoạt chuyển sang đan lát những sản phẩm nhỏ xinh như hộp đựng chè, mỹ phẩm, mâm hoa quả, đĩa, giỏ, ấm ủ…. Sản phẩm làm ra đến đâu được khách du lịch lấy đến đó.” |
Nhận thấy tiềm năng mang lại thu nhập từ nghề đan lát, từ năm 2019 đến nay, tỉnh, huyện đã mở nhiều lớp dạy nghề đan lát tại các xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Bình An, Hồng Quang… Vừa mở lớp dạy nghề, huyện còn quan tâm tìm đầu ra cho sản phẩm. Tại xã Khuôn Hà, chị em phụ nữ được Hợp tác xã Nhật Minh cung ứng nguyên liệu mây, tre, giang và thu mua toàn bộ sản phẩm. Đối với lớp dạy đan lát vừa mới mở tại xã Bình An, huyện cũng đã tìm được nơi bao tiêu sản phẩm cho chị em. |
Lớp dạy nghề đan lát cho chị em phụ nữ tại xã Bình An.
Theo chị Ma Thị Hồng, Giám đốc Trung tâm Giáp dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lâm Bình, các lớp dạy nghề đan lát do huyện mở vừa qua đều gắn với việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Các đơn vị nhận thu mua sản phẩm đan lát của chị em thường nhận thu mua với số lượng lớn lên tới hàng ngàn sản phẩm. Đây cũng là một khó khăn khi mà chị em chủ yếu đan lát thủ công, thời gian làm ra một sản phẩm còn chậm. Muốn làm ra nhiều sản phẩm để đáp ứng cho đơn vị thu mua với số lượng lớn cần sự chuyên nghiệp hơn từ công đoạn chọn và chuẩn bị nguyên liệu. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện cũng sẽ tham mưu với UBND huyện hỗ trợ chị em phụ nữ một số thiết bị làm nghề đan lát để tăng tính chuyên nghiệp và tạo ra số lượng sản phẩm nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu thu mua của các đơn vị bao tiêu sản phẩm. |
Phụ nữ Dao thôn Tống Pu, xã Bình An biết đan lát tạo ra nhiều |
Anh Hoàng Văn Tuyên, Phó Giám đốc Hợp tác xã Nhật Minh cho biết, bình quân, mỗi tháng, Hợp tác xã thu mua trên 200 sản phẩm đan lát của chị em. Hợp tác xã hiện liên kết với Công ty TNHH Sản xuất mây tre Phú Nghĩa, Công ty TNHH Phát triển thương mại và đầu tư Long Thành, Hà Nội để thu mua sản phẩm. Việc mở rộng thị trường bao tiêu sản phẩm cũng gặp khó khăn do số lượng sản phẩm làm ra chưa nhiều, trong khi các đơn vị thu mua với số lượng lớn. Anh Tuyên mong muốn, chị em phụ nữ sẽ được hỗ trợ nâng cao tay nghề hơn nữa để làm nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn, biến các sản phẩm đan lát thủ công không chỉ là sản phẩm du lịch bán lẻ mà còn là sản phẩm hàng hóa cung cấp cho nhiều nơi. |
Gửi phản hồi
In bài viết