Đón đọc Báo Tuyên Quang cuối tuần phát hành ngày 21-5

- Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em. Trong xu thế hội nhập, các dân tộc đã lưu giữ, phát huy những mỹ tục, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu. Vậy những mỹ tục ấy là gì? Được bảo tồn, phát huy ra sao? Nội dung này có trong ấn phẩm Tuyên Quang cuối tuần phát hành ngày 21-5 với chủ đề: Trân quý nguồn cội.

Bàn luận về chủ đề này, nhà báo Thái An có bài viết trong chuyên mục Diễn đàn với tiêu đề: Cũng là giữ gìn (trang 3).

Thái An khẳng định: Tuyên Quang có vốn văn hóa truyền thống các dân tộc phong phú, đặc sắc; là điểm cộng trong mắt khách du lịch. Trong đó, lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bởi sự độc đáo và tín ngưỡng dân gian huyền bí. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, nếu chỉ tổ chức lễ hội này ở một địa bàn Lâm Bình sẽ có không nhiều người được chiêm ngưỡng. Nếu tổ chức cho các nghệ nhân thực hiện nghi lễ tại thành phố hoặc nhiều địa điểm khác trong tỉnh, chắc chắn sẽ có nhiều du khách đến xem và thích thú. Và Thái An bày tỏ quan điểm: Khi đã là sản phẩm du lịch, Lễ hội cần được quảng bá rộng rãi hơn, để du khách ở các địa bàn khác trong tỉnh cùng được thưởng thức. Đó cũng là cách để giữ gìn, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa độc đáo của quê hương.

Ở một góc nhìn khác, nhà báo Đức Anh có bài viết Tạo sinh kế từ văn hóa truyền thống (trang 2).

Từ những trải nghiệm thực tế, tác giả nhận thấy: Bảo tồn, giữ gìn văn hóa dân tộc không chỉ là tuyên truyền, giáo dục mà đến nay còn được nhìn nhận là lĩnh vực có giá trị kinh tế. Du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa đã bắt đầu góp phần nâng cao đời sống của người dân và quảng bá du lịch các dân tộc. Những homestay tại nhà sàn truyền thống, món ăn đậm chất địa phương, những làn điệu hát then, cọi, páo dung... của đồng bào các dân tộc tỉnh ta là điểm nhấn đặc trưng làm mê đắm du khách bốn phương. Các địa phương cùng với người dân thời gian qua đã phát huy hiệu quả việc phát huy bản sắc văn hóa với phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân có thêm việc làm, có thu nhập từ khai thác chính tiềm năng sẵn có của địa phương. Từ đó, mọi người càng thêm gắn bó với quê hương, đồng nghĩa với việc họ ngày càng chủ động hơn trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc.

Tuyên Quang, mảnh đất 22 dân tộc anh em còn lữu giữ nhiều phong tục đẹp, được lớp lớp các thế hệ nối tiếp, gìn giữ, phát triển. Nội dung này có trong các bài viết:

- Trân quý nguồn cội của Hoàng Niềm (trang 2+3).

- Vũ điệu khèn Mông của Cao Huy (trang 4).

- Nét đẹp hát quan làng của người Tày, Trần Liên (trang 5).

Cùng với nội dung về bảo tồn giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống, chuyên trang văn hóa số này đề cập đến một sự kiện thể thao lớn - SEA Games 31. Trong đó, Tuyên Quang có nhiều vận động viên đã đạt huy chương như vận động viên đua thuyền Rowing Đinh Thị Hảo (Nhữ Hán – Yên Sơn) xuất sắc giành 3 huy chương vàng; vận động viên Nguyễn Văn Tuấn, (Hợp Thành – Sơn Dương) đạt 2 Huy chương bạc cũng ở bộ môn đua thuyền Rowing…. Nội dung này được nhà báo Quang Hòa tổng hợp qua bài viết:  Thể thao tỉnh nhà ghi dấu vị thế (trang 6).

Trang thơ, truyện ngắn là dòng cảm xúc của các nhà thơ về một mùa hạ đong đầy yêu thương:

- Truyện ngắn Đích đến của Trần Ngọc Mỹ

- Thơ (trang 9): Quê ngoại (Dương Văn Mưu), Nàng mây (Nguyễn Bình), Sen (Nguyễn Văn Song), Tiếng ve ngày cũ (Phụng Tú), Khế ước mùa mưa (Từ Dạ Linh).

Ấn phẩm duy trì các chuyên mục quen thuộc, gần gũi để bạn đọc thư giãn ngày cuối tuần: Tác giả - Tác phẩm, Mỗi tuần một cuốn sách, Tản văn, Tin tốt trong tuần, Ẩm thực xứ Tuyên, Quốc tế...

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.  

Hoàng Anh

Tin cùng chuyên mục