Mách mẹ 7 cách chữa trẻ hay giật mình khóc đêm chuẩn khoa học

- Tham khảo ngay những cách chữa trẻ hay giật mình khóc đêm hiệu quả, khoa học được nhiều phụ huynh áp dụng để giúp con yêu ngủ ngon, ít quấy khóc hơn.

Mặc dù hiện tượng ngủ hay bị giật mình là phản xạ tự nhiên thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thế nhưng nếu để kéo dài có thể khiến trẻ suy giảm khả năng ghi nhớ, kém tập trung, hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị ốm hơn bình thường. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý để đưa bé đi thăm khám kịp thời, kết hợp song song các biện pháp giúp cải thiện tình trạng này.

1. Tập thói quen đi ngủ đúng giờ

Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và có sự phân chia giờ giấc cụ thể cho cả ngày lẫn đêm sẽ giúp con dễ vào giấc, ngủ sâu hơn. Đặc biệt, nếu trẻ đi ngủ vào thời gian “vàng” từ 8 giờ tối đến 7 giờ sáng còn góp phần tăng tiết hormone sinh trưởng giúp trẻ phát triển chiều cao và trí tuệ.

2. Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái

Không gian ồn ào sẽ làm bé ngủ hay giật mình, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Do đó, cách chữa bé hay giật mình khóc đêm là tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thông thoáng, đảm bảo ánh sáng không quá tối hay quá sáng làm bé khó đi vào giấc. Song song, mẹ có thể bật nhạc nhẹ nhàng để con cảm nhận được có người lớn đang ở gần bên mình.

Giữ phòng ngủ yên tĩnh sẽ mang lại cho trẻ một giấc ngủ sâu và thoải mái.

3. Quấn khăn mềm, mỏng quanh người trẻ

Trẻ sơ sinh rất hay bị giật mình, thức giấc khi bất ngờ có tiếng động xung quanh. Để hạn chế tình trạng này, mẹ hãy quấn hoặc đắp một chiếc khăn mềm, mỏng quanh người để bé có cảm giác an toàn, yên tâm ngủ ngon hơn. Lưu ý, không dùng khăn quá dày hay quấn quá chặt sẽ làm bé nóng bức và ngột ngạt.

4. Thường xuyên kiểm tra tã lót của bé

Để tạo cho con cảm giác dễ chịu, thoải mái nhất khi ngủ mẹ cần giữ cơ thể trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ. Theo đó, mẹ nên kiểm tra tã của con thường xuyên và thay mới khi tã đã bẩn, hoặc cố định lịch thay tã là sau khi trẻ đi vệ sinh, hay ngay sau khi ăn đêm. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên định kỳ làm sạch giường và ga trải giường hàng tuần, hàng tháng. Tránh dùng các loại bột giặt và nước xả vải nồng độ cao có thể gây kích ứng da trẻ.

5. Cho trẻ vận động nhiều hơn khi thức

Đây là cách chữa trẻ hay giật mình khóc đêm hiệu quả được nhiều mẹ chia sẻ. Bởi trẻ càng tiêu hao nhiều năng lượng hơn vào ban ngày thì sẽ dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm. 

Với trẻ nhỏ, mẹ có thể cho con nằm ngửa, sau đó cầm hai chân làm động tác như đạp xe đạp. Còn với trẻ lớn hơn, hãy khuyến khích trẻ vận động bằng những hoạt động vui chơi nhẹ nhàng như vẽ tranh, ca hát, kể chuyện…

Vận động thường xuyên giúp trẻ kiểm soát phản xạ cơ thể, hạn chế giật mình mỗi khi đang ngủ. 

Tuy nhiên, trước giờ ngủ, phụ huynh không nên cho trẻ đùa giỡn, nô đùa hay vận động mạnh. Việc này có thể khiến  trẻ sơ sinh ngủ ngáy, mệt mỏi, nhất là dễ giật mình trong lúc ngủ.

6. Hạn chế để trẻ ngủ nhiều vào ban ngày

Để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, mẹ cần tránh cho trẻ ngủ nhiều vào ban ngày. Nếu thấy trẻ ngủ quá 2 - 2,5 giờ, hãy đánh thức trẻ dậy cho ăn, chơi rồi lại ngủ tiếp, duy trì cách này đều đặn thì đêm trẻ sẽ ngủ ngon hơn.

7. Cho trẻ uống sữa đầy đủ

Nhiều nguyên nhân bé ngủ hay giật mình quấy khóc ban đêm có thể do trẻ đang đói bụng. Mẹ có thể nhận biết qua các dấu hiệu như trẻ thường cho tay vào miệng, quấy khóc và tém môi. Do vậy, mẹ cần đảm bảo cho trẻ uống sữa đầy đủ sau khi ngủ, nhằm giúp con ngủ sâu hơn giữa các lần cho ăn.

Bên cạnh đó, để bé yêu không gặp phải vấn đề rối loạn hệ tiêu hóa gây khó chịu, quấy khóc, mẹ nên chọn mua sữa cho bé có công thức tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh. Trong đó, sữa chứa phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên được bảo toàn nguyên vẹn sẽ giúp trẻ cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng khả năng hấp thu, từ đó khỏe bụng, êm giấc.

Bên cạnh chú ý chọn sữa, mẹ nên pha theo hướng dẫn để sữa không bị vón cục khiến trẻ khó tiêu.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp cha mẹ tìm được cách chữa trẻ hay giật mình khóc đêm hữu ích, để trẻ ngủ ngon và sâu hơn. Nếu nhận thấy trẻ quấy khóc đêm kéo dài và không rõ nguyên nhân, hãy đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để có biện pháp xử trí phù hợp.

Tin cùng chuyên mục