Page 174 - 60 năm Báo Tuyên Quang
P. 174
60 năm Báo Tuyên Quang
3 năm tuổi nghề), làm sao dám “mơ” có bài đăng ở báo đó được. Đọc
được băn khoăn của tôi, ông khuyến khích: Trong bài “Cây ngô Mèo
Vạc”, có những chi tiết rất độc đáo, như mô tả về sự cần cù của người
Mông vùng cao núi đá, cùng cái cách trồng ngô trên hốc đá chẳng
giống ai. Cày trên đất dốc đã khó, đây lại là cày đất đá tai mèo lởm
chởm, miếng đất chỉ là mấy thước, ấy vậy mà người Mông ở đây vẫn
cứ cày, bừa thuần thục; rồi xem cái cách đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc làm
sao khi cày, cuốc vấp đá không bị gãy, không sứt mẻ, chế tác cái cày
sao cho thích hợp với việc cày nương dốc đá; gùi từng nắm đất bỏ
vào hốc đá để tra hạt ngô, hạt đậu... tất tật đều rất “tính cách” người
Mông. Nghe lời nhà báo Nguyễn Tiến Lực, tôi “liều” gửi bài cho báo
Nhân Dân, cũng là để thử sức mình. Ít ngày sau “Cây ngô Mèo Vạc”
được đăng trên báo Nhân Dân. Tôi mừng lắm...
Tổng Biên tập Báo Tuyên Quang Nguyễn Việt Thanh (đứng thứ 3 từ Bốn sáu năm đã trôi qua, nhưng mỗi lần được trở lại cao nguyên
phải sang) với các lãnh đạo các báo, tạp chí tại Hội nghị Báo chí toàn quốc đá Đồng Văn, nơi có Mèo Vạc một thời tôi gắn bó, đã để lại trong
năm 2002. tôi những dấu ấn không bao giờ quên trong cuộc đời đầu làm báo
của mình. Và đến bây giờ tôi vẫn nhớ câu nói của Bí thư Huyện ủy
Về Tòa soạn, sau đợt công tác khá dài, tôi gặp nhà báo Nguyễn Mèo Vạc Sùng Đại Dùng: Người Mông mình “sống trên đá, chết
Tiến Lực, Trưởng Phân xã TTXVN thường trú tại Hà Tuyên lúc bấy vùi trên đá”. Ý ông muốn nói về sự khắc nghiệt của thiên nhiên, về
giờ. Ông bảo đã đọc “Cây ngô Mèo Vạc” của tôi và khuyên tôi nên sự cần cù, lam lũ, chân chất, hồn hậu của người dân quê ông, dù
gửi cho báo Nhân Dân. Tôi ngại, vì Nhân Dân là tờ báo lớn của Đảng, khốn khó mấy cũng bám đất, giữ làng, giữ bản nơi biên cương của
tôi là phóng viên trẻ, mới vào nghề (năm đó tôi mới 23 tuổi, chưa đầy Tổ quốc.
173