- Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
- Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
- Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Điều 10 của Thông tư quy định việc cấp thẻ an toàn được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và sát hạch đạt yêu cầu.
- Khi người lao động chuyển đổi công việc.
- Khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ.
- Khi người lao động thay đổi bậc an toàn.
Thời gian cấp thẻ cho người lao động thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu hoặc ngày Sở Công Thương nhận được văn bản đề nghị của người sử dụng lao động có người lao động làm hỏng, làm mất thẻ.
Trong suốt quá trình làm việc, người lao động phải mang theo và xuất trình Thẻ an toàn điện theo yêu cầu của người cho phép, người sử dụng lao động và những người có thẩm quyền.
Ngoài ra, Thông tư số 05/2021/TT-BCT còn quy định các trường hợp bị thu hồi thẻ.
Thông tư số 05/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22-9-2021 và thay thế Thông tư số 31/2014/TT-BCT ngày 2-10-2014.
Gửi phản hồi
In bài viết