Sự độc đáo của sản phẩm chè Shan tuyết Xín Mần

17:34, 14/12/2007

(HGĐT)- Cũng là chè Shan tuyết nhưng Xín Mần có 2 loại. Chẳng biết từ bao giờ người ta đã có ca rằng: “Mật o­ng Chế Là - trà ngon Cốc Rế”.


 

 Thu hái chè Shan tuyết ở Xín Mần.


Nằm ở độ cao trên 1.400m so với mực nước biển trung bình, Xín Mần có 7 xã thuộc phía Bắc là: Cốc Rế - Thu Tà - Chế Là - Nấm Dẩn - Ngán Chiêm - Trung Thịnh - Tả Nhìu có cây chè Shan tuyết lá nhỏ mọc thành rừng, đặc biệt là xã Chế Là, Cốc Rế. Cây chè Shan tuyết lá nhỏ nơi này nhìn chẳng khác giống chè Shan tuyết lá to là mấy, nhưng chất lượng lại khác hẳn nhau về độ thơm, vị đậm. Đã có rất nhiều người đã tưởng lầm khi uống trà Chế Là mà ngỡ là chè Lũng Phìn ở Đồng Văn. Cây chè Shan tuyết lá nhỏ nằm ở độ cao, lá nhỏ, búp nhỏ, lông tơ mịn bám đều trên búp. Thường thì hết tháng 2 âm lịch hàng năm cây chè Shan tuyết lá nhỏ mới cho thu búp. Một năm chỉ thu hái búp giống này được 4 lúa. Lứa cho búp ngon nhất được thu vào đầu xuân và cuối mùa thu. Đặc điểm nổi bật của chè Shan tuyết lá nhỏ có thể nhận thấy ngay từ khi thu hái. Thường thì người vùng cao thu chè vào buổi sương sớm còn động trên lá. Búp chè sau hái từ nửa giờ đựng trong quẩy tấu đã tỏa hương cốm. Cách làm chè uống của người dân vùng này cũng rất khác lạ. Thường thi búp chè được hái về lúc mặt trời chưa lên khỏi đỉnh núi người ta cho r”ng trong hơi đêm còn tinh khiết của đất, của nước, nó mới đem lại chất chè tốt nhất. Khi hái búp về, người ta luộc chè chỉ vài 3 phút trên chiếc chảo gang nước sôi mạnh vớt ra liếp nứa hoặc mây đan vò nhẹ cho chè búp soăn lại. Sau ít phút tới chè ra cho bớt nóng rồi tiếp tục ủ sao cho có một chất men lên vừa độ thì đem ra hong gió cho khô. Hong gió đến chừng nào đó rồi đem chè vào quẩy tấu hoặc sọt đan bằng tre, nứa, đặt hong trên gác bếp chừng 1 tháng mới trở thành chè uống được. Theo người dân trong vùng kể lại thì cách làm chè trên là một cách chế biến truyền thống nối từ đời này qua đời khác. Chế biến chè như trên nó hội tụ đầy đủ tinh hoa của đất, của nước cộng với hơi ấm bên bếp lửa của cuộc sống thường nhật, tạo cho sản phẩm chè được biến đổi thành chất bổ dưỡng cho sức khỏe.


Cách pha trà nơi đây cũng đặc biệt, khách đến nhà, chủ nhà khơi bếp than hồng, nhóm lửa, đặt ấm nước lấy từ máng lần trên núi. Nước gần sôi, chủ mới cời than, dùng 1 miếng chảo gang to bằng chiếc đĩa men đặt lên than hồng cho nóng bỏng. Với tay vào sọt, quẩy tấu lấy 1 nắm chè bỏ vào miếng chảo gang đang nóng bên bếp đảo qua, đảo lại cho cánh chèphồng lên trắng tựa gạo nếp giang phồng. Nước sôi đem tráng ấm rồi bỏ chè tráng lại, đổ đi nước đầu theo cách gọi là “rửa chè”. Để chừng 2 - 3 phút sau khi rửa chè người ta mới giót nước vào ấm sứ, kều than, vần quanh cho nóng ấm, ra trà mới giót nước mời khách. Uống trà theo cách làm này chè hết vị chát, chỉ còn lại vị ngọt mát, kèm theo một làn hương vừa lẫn mùi chè vừa lẫn mùi khói bếp thoảng quyện vào nhau đánh thức tất cả các giác quan trong vòm họng xông lên mũi, miệng, thật dễ chịu, sảng khoái và làm tiêu tan cơn khát mỗi khi đi làm. Chè Cốc Rế - Chế Là được lưu truyền, gìn giữ và phát triển đến nay đã cả trăm năm là vậy.


Khác biệt với sản phẩm chè Shan tuyết lá nhỏ phía Bắc, người phía Nam Xín Mần còn có cách làm ra sản phẩm chè Lam ống bương uống trong các ngày lễ, tết rất đặc biệt. Chè Shan tuyết lá to phía Nam có sản lượng lớn phân bổ ở 3 xã chủ yếu là: Quảng Nguyên, Nà Chì, Khun Lùng. Sản lượng vùng này, chiếm 2/3 sản lượng chè toàn huyện chừng 4-5 ngàn tấn chè búp/năm. Người phía Nam có sản phẩm chế biến truyền thống đem nhồi ống bương, treo gác bếp. Nguyên liệu được lấy về đem sôi chín, vò nhừ, ủ lên men rồi nén chặt vào ống tre, nứa, chặt từ rừng về nút lại bông lá chuối khô đem treo cạnh gác bếp sau từ 2-3 tháng mới đem uống. Chè Lam phá ra nước màu hồng nhạt, cho thêm chút đường phèn uống mát lạnh từ trong cổ họng mát vào trong lòng. (Uống nguội). Ngày nay, nhờ cách chế biến chè cổ truyền đó mà đã thu hút được bao khách thập phương, đi vào lời hát của các nhà thơ, thi sĩ... “Có chè Quảng Nguyên xanh tươi bát ngát. Đi kèm với mận Nàn Ma ngọt lịm câu hò”!

Vài năm trở lại đây, Xín Mần còn xúc tiến việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè, các sản phẩm chè. Thương nhãn chè xanh Nà Chì, Chế Là, hiện là một trong các nhãn hiệu mà người tiêu dùng tìm đến. Năm 2007, sản lượng chè nguyên liệu của huyện đạt trên 7.000 tấn, với gần 2.000 ha đang cho thu hoạch. Thế mạnh về 2 loại chè Shan tuyết Xín Mần đã xác định. Bởi thế, mỗi năm Xín Mần sẽ trồng mới ở 8 xã quy hoạch vùng chè là 200 ha. Phấn đấu đến năm 2015, nâng sản lượng chè thu hoạch lên 10.000 tấn/năm. Đồng thời duy trì các sản phẩm chế biến chè truyền thống, đi đôi mở rộng các phương pháp chế biến mới, cộng với đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm các loại chè chế biến của Xín Mần hội nhập sâu trong cái “chợ lớn” toàn cầu WTO.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuất khẩu lao nhanh về đích
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công thương cho biết, đến hết tháng 11, xuất khẩu đã đạt 43,64 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đã đạt 4,3 tỷ USD. Nếu tốc độ này được giữ vững thì cả năm chắc chắn sẽ vượt mục tiêu 46,7 tỷ USD đề ra.
28/11/2007
Triển vọng mới từ khu kinh tế Cửa khẩu ThanhThủy
(HGĐT)- Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Thanh Thủy những ngày cuối năm luôn tất bật, không khí lao động rất khẩn trương. Một công trường rộng hàng trăm ha rộn ràng trong tiếng máy, từng dòng xe tải nặng, xe công - ten - nơ nối đuôi nhau, xếp hàng chờ thông quan hàng hóa… tất cả như đang chạy đua với thời gian. Đó là cảm nhận điều đầu tiên của chúng tôi khi đến khu KTCK Thanh Thủy.
28/11/2007
Xăng dầu - mở đầu những chuyện lớn
Lần tăng giá xăng dầu vừa qua sẽ chính thức bắt đầu cho việc nâng toàn bộ mặt bằng giá năng lượng ở VN. Và như vậy đây không còn là câu chuyện của giá dầu hay của giá cả nói chung nữa.
26/11/2007
Giá xăng tăng 1.700 đồng
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa ra quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu, theo đó, giá xăng tăng 1.700 đồng/lít. Quyết định này có hiệu lực từ 11 giờ trưa nay, 22-11.
22/11/2007