Chăn nuôi trâu hàng hóa ở Vị Xuyên - thực trạng và hướng đi

07:41, 06/11/2008

HGĐT- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vị Xuyên lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2005 - 2010, xác định: Tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện, từng bước đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Đến năm 2010, tổng đàn trâu, bò của huyện đạt 36.200 con, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 5 - 6%, trong đó, đàn trâu đạt 33.800 con.


Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, Vị Xuyên đã xây dựng kế hoạch phát triển ngành chăn nuôi theo vùng có điều kiện, nhằm chuyên canh đàn trâu hàng hoá chất lượng cao. Về cơ cấu đàn, đưa tỷ lệ đàn cái sinh sản chiếm trên 50% tổng đàn, trong đó đạt nái tiêu chuẩn 30%, bình quân cứ 1 vạn con cái sinh sản thì có 500 con trâu đực giống đủ tiêu chuẩn để lai tạo và phối giống; khắc phục tình trạng lai giống cận huyết. Cùng với đó, huyện cũng tạo điều kiện cho người dân vay vốn ưu đãi, quy hoạch vùng phát triển đàn trâu gắn với trồng cỏ; tuyển chọn con giống tốt; phòng, chống dịch bệnh…Đến nay, tổng đàn trâu của huyện có 30.649 con, đạt 87,8% so với mục tiêu kế hoạch đến năm 2010, tăng 22% so với năm 2005. Nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô theo hình thức trang trại; phong trào chăn nuôi trâu, bò giẽ phát triển mạnh, thu hút nhiều cán bộ, đảng viên và hộ gia đình tham gia. Kết quả, số trâu nuôi giẽ trong dân đạt trên 1.200 con. Cùng với đó, huyện cũng có kế hoạch cụ thể để phát triển đàn trâu dựa trên điều kiện, tình hình thực tế của từng vùng, xã. Đối với các xã Đạo Đức, Trung Thành, Việt Lâm…là những xã nằm trong vùng trọng điểm về chăn nuôi trâu hàng hoá của huyện, trung bình mỗi xã có hơn 2.220 con, năm 2008 đã đặt ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 sẽ có tổng đàn trâu, bò trên 10.000 con, chủ yếu là trâu. Trong năm 2008, để thực hiện việc nhân đàn, huyện Vị Xuyên đã chỉ đạo các xã rà soát và nộp danh sách những hộ chưa có trâu nuôi cần vay vốn mua trâu. Huyện giao cho Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp, Chính sách xã hội huyện phối hợp với các xã và các ngành chức năng giải quyết cho 531 hộ ở 13 xã vay vốn, hỗ trợ 50% về lãi suất mua trâu, bò và tiếp tục triển khai cho nhân dân vay vốn mua trâu ở những xã còn lại trong những năm tiếp theo. Riêng đối với những hộ, trang trại có quy mô từ 20 con trâu, bò trở lên được huyện hỗ trợ 100% vắc xin để tiêm đủ 3 loại vắc xin LMLM, nhiệt thán và tụ huyết trùng, nhờ đó mà đàn trâu của huyện phát triển ổn định.


Huyện Vị Xuyên có lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu ấm và lượng mưa nhiều, có nhiều bãi chăn thả, tập quán chăn nuôi trâu lâu đời. Tuy nhiên, việc phát triển đàn trâu hàng hoá của huyện đến nay chưa thực sự tương xứng với tiềm năng; chưa hình thành được vùng chăn nuôi trâu hàng hoá một cách rõ nét. Đàn trâu rải đều ở các xã; hộ có quy mô nuôi từ 15 - 20 con trở lên còn ít; công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc trong dân còn chưa được chú trọng. Những hạn chế trong quá trình phát triển đàn trâu có nguyên nhân là từ trước đến nay, người dân coi trâu là công cụ sản xuất nông nghiệp, mỗi hộ chỉ nuôi từ một đến hai con là đủ cho sản xuất; giá thịt trâu thường thấp nên không khuyến khích được người dân phát triển đàn trâu.


Để thực hiện được mục tiêu đạt tổng đàn trâu đến năm 2010 là 33.800 con, đòi hỏi huyện Vị Xuyên cần có kế hoạch triển khai đồng bộ các biện pháp; cùng với việc tuyển, lai tạo giống, huyện, xã cần tổ chức các lớp tập huấn cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi trâu, trồng cỏ, cách làm chuồng trại chống rét vào mùa đông; vận động nhân dân chăn nuôi nhốt chuồng, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh cho đàn trâu để người dân từng bước nâng cao nhận thức và biết cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trâu hàng hoá.


Hoàng Ngọc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì 4 yếu tố làm nên vụ mùa bội thu
HGĐT- Với năng suất thu hoạch bình quân đạt trên 50 tạ/ha, sản lượng thóc vụ mùa đạt trên 17.000 tấn, tăng trên 1.300 tấn so với vụ mùa năm 2007. Đối với đậu tương, năng suất ước đạt trên 13 tạ/ha, cao hơn năm trước từ 1 - 1,2 tạ/ha. Sản lượng đậu tương hàng hóa đạt trên 3.000 tấn. Vụ mùa năm 2008, được đánh giá là vụ bội thu nhất trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhiều
31/10/2008
Chuyển biến trong phát triển chăn nuôi ở Pải Lủng
HGĐT- Đến thời điểm hiện nay, số lượng đàn gia súc, gia cầm ở Pải Lủng đã lên đến 12.245 con, trong đó chủ yếu là đàn bò, trâu, lợn, dê và ngựa… Đây là những loại gia súc được đông đảo nhân dân tập trung phát triển, vừa tận dụng được nguồn phân bón trong nông nghiệp, vừa trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao đang được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, đặc biệt là đàn
31/10/2008
Phong Quang, những cánh đồng rền vang tiếng máy cày
HGĐT- Là xã thuần nông của huyện Vị Xuyên, nhưng có lợi thế nằm sát thị xã Hà Giang, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, nhờ tận dụng được lợi thế, những năm qua, bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội của Phong Quang không ngừng thay da đổi thịt, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển chính là việc đẩy mạnh áp dụng máy móc kỹ thuật vào sản xuất
31/10/2008
Công ty TNHH Hùng Cường: Yếu tố con người là “chìa khóa” phát triển bền vững
HGĐT- Công ty TNHH Hùng Cường (Vị Xuyên) được thành lập cách đây gần 10 năm, với mục tiêu chủ yếu là kinh doanh thương mại tổng hợp, thu mua và chế biến chè xuất khẩu. Trong suốt quá trình phát triển, từ một nhà máy chế biến chè ban đầu, đến nay Công ty đã có tới 5 nhà máy chế biến chè đặt tại các vùng có lợi thế về nguyên liệu chè Shan tuyết tự nhiên và là vùng chè sạch bởi
29/10/2008