17:30, 12/03/2012
HGĐT- Cam, quýt đã từng là cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế lớn cho nhiều hộ gia đình tại huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên trong những năm trước kia. Ngày nay, trong quá trình sản xuất phát triển rộng khắp đã có rất nhiều chủng loại quả cạnh tranh trên thị trường.
Vì thế, cam, quýt ở các huyện cũng mất dần đi lợi thế và phải cạnh tranh quyết liệt với các mặt hàng cùng chủng loại.
Cam
quýt đã có một thời gian dài phát triển tràn lan vượt xa nhu cầu tiêu thụ gây không ít khó khăn cho các nhà vườn. Đi liền kề, là tình hình sâu bệnh, dịch hại, làm cho cam quýt chết hàng loạt. Thương hiệu cam sành tuy đã được làm thương hiệu, nhưng lại bị tuột khỏi thương trường trong quá trình phát triển hàng hoá, phát triển thị phần...
Còn trong thời điểm hiện tại, đáng lẽ ra phải thu hoạch hết cam chậm nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn vừa qua. Thế nhưng,đã là tháng 3(tức ngoài rằm tháng 2 âm lịch) việc thu hái quả cam vẫn chưa hết. Qua tìm hiểu thực tế đến nay vẫn còn không ít các trang trại trồng cam tại các huyện trên vẫn còn “treo cành”.
Cam
treo cành vào thời điểm hiện nay đang là vấn đề rất đáng quan tâm. Các nhà khoa học cho rằng, việc chậm thu hoạch sẽ làm tổn hại đến sức khoẻ của cây trồng cho các vụ tiếp theo. Bởi lẽ theo nguyên lí sinh trưởng cây phải có thời gian để phục hồi sau thu hoạch. Tức là phải nghỉ dưỡng, tích luỹ năng lượng cho rễ, thân cây để phát lộc vào mùa xuân. Nhưng hiện tại còn không ít vườn cam trong vùng trồng cam, cây cam vừa nuôi quả, lại vừa nuôi thân, vừa nuôi lộc. Hiện trạng trên “trái” với quy luật phát triển tự nhiên của cây trồng. Lẽ đương nhiên, phát triển trái ngược quy luật, thì nhất định sẽ gây hậu quả xấu, khó lường! Người gánh chịu, không ai khác chính là người trồng cây.
Vấn đề “được hay mất” cho đến thời điểm này cam vẫn “treo cành”? Ông Đặng Quang Lân, xã Vĩnh Hảo, một trong những tỷ phú nhờ trồng cam cho biết: Để cây cam đến thời điểm hiện tại vẫn phải treo quả trên cành là một trong những việc làm “ngoài” mong muốn của các nhà trồng cam hiện nay mà thôi. Nếu theo đúng quy trình thu hoạch vào tháng 12 là thích hợp nhất. Thời điểm đó, quả vừa đủ độ chín, quả mọng nước, cân rất nặng, cho nên năng suất không bị sụt giảm. Còn đến thời điểm hiện nay, tính bình quân sản lượng sụt giảm do quả mất nước rất cao, chừng trên 35% so với thu hái đúng vụ. Có nghĩa: Thu hoạch hiện nay cứ 1 tấn, thì hao tổn mất 3,5 tạ trở lên. Thu hoạch đúng độ chín ít ảnh hưởng đến việc rụng quả, hao tổn sau thu hoạch thấp. Còn hao tổn do rụng vì quả quá độ chín làm cuống quả bị héo “nếu” gặp mưa phùn thì thiệt hại ro rụng quả là khôn lường. Tính toán sơ sơ cũng mất ít nhất trên 10 đến 15% nữa.
Cam
thu hái chậm làm ảnh hưởng đến năng suất của năm tiếp theo là vô cùng lớn. Các nhà làm cam khẳng định. Các nhà vườn tại các xã Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Vĩnh Tuy cho biết: Nếu thu chậm như hiện nay thì năm tới năng suất sẽ giảm ít nhất là 30% so với bình thường. Ông Lê Hùng ở Vĩnh Tuy cho rằng, việc thu hái chậm thời vụ hiện nay, các nhà trồng cam đã vô tình làm “mất” đi ít nhất 50% lợi nhuận so với thu hái đúng thời vụ cam chín, đấy là chưa kể tác hại đến tuổi thọ cho cây cam những năm tiếp theo. Cách tính sơ bộ mà ông Hùng đưa ra là: (Mất sản lượng do quả mất nước là 30% + Mất do rụng là 15% + Mất do sụt giảm sản lượng năm tiếp theo “ít nhất” 25%). Như vậy, người trồng chỉ còn lại lợi nhuận gần 45% cho đến lúc thu hoạch xong. Về giá bán đúng vụ bình quân là 5.500 – 6.500đ/kg. Còn giá bán hiện nay là 10 – 12 ngàn đồng/cân (giá bán lẻ cho cam chọn). Còn lại trên, dưới 15 – 17% là quả cam loại do quả nhỏ, méo, sần, thối... Nhìn vào con số thực tiễn trên cho thấy, đến thời điểm hiện tại cam vẫn còn “treo cành” là lợi bất cập hại đã rõ.
Làm thế nào để phát triển vùng cây ăn quả cam, quýt mang lại hiệu quả kinh tế cao? Trong nhiều năm trước đó tỉnh ta cũng đã có không ít cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các nhà vườn trồng cam, quýt. Đã không ít nhà trở nên giàu có nhờ trồng cam, quýt. Bên cạnh đó cũng không ít nhà trồng cam, quýt lại “nghèo đi”? Có những tỷ phú nhờ trồng cam. Và cũng đã có nhiều nhà trở nên “nghèo” đi “vì chạy theo cam”! Bài học thực tế thì có nhiều như:
Cam
được mùa – Mất giá; hay ế, vì trời quá rét; vì thị trường quá nhiều loại quả.v.v... Có điều người trồng cam, quýt tại tỉnh chưa hiểu, hoặc chưa lường, chưa tỏ có “một điểm” đó là “chất lượng” quả cam, quýt “trong” vùng cam. Nói cho dễ hiểu hơn là vùng trồng cam, quýt của chúng ta hiện nay đã và đang cho ra thị trường một loại sản phẩm thấp, chưa đủ đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng mong đợi. Lẽ tất nhiên, câu trả lời đã có sẵn là phải làm ra quả cam, quýt có mẫu mã đẹp, ngọt, ngon và thơm bổ dưỡng. Ai đó, cũng đã từng trả lời xem ra chưa thuyết phục các “thượng đế” của mình vì thực tế chất lượng sản phẩm cam, quýt làm ra của ta vẫn còn có vấn đề đó là; cam, quýt còn nhiều hạt, chưa thực sự ngọt đậm như trước kia. Và đâu đó vẫn còn có nhiều ý kiến “bảo thủ”, chưa thực sự đưa ra cái nhìn mới mang tầm chiến lược trong sản xuất và kinh doanh. Tư tưởng làm ăn “tiểu nông” còn bám chặt vào người sản xuất. Cạnh đó là việc phát triển trồng tràn lan, không tuân thủ theo quy hoạch của các cấp chính quyền sở tại. Dẫn đến tình trạng cây cam ít được đầu tư chăm sóc theo đúng yêu cầu sinh trưởng phát tiển của cây trong từng giai đoạn. Dẫn đến 2 nguyên nhân tạo ra sản phẩm sau thu hoạch không đạt yêu cầu thị hiếu người tiêu dùng là chất lượng thấp. Yếu tố trên cũng vô hình chung tạo nguyên nhân “yếu”làm thành yếu tố “được giá, thì phải: mất mùa” và ngược lại. Đó là câu chuyện về “giá”. Còn thị trường và thị phần thì sao? Từ quan điểm trên cho thấy rất rõ những điều bất lợi về thị trường cạnh tranh hiện nay. Không đáp ứng chất lượng, thì đương nhiên khó có thị trường? Đồng nghĩa khó luôn cả thị phần. Thực tế là làm thương hiệu xong, thì ngay sau đó đánh mất thương hiệu cây cam sành đã dày công vun vén. Và đây là thiệt thòi lớn cho người trồng cam, quýt Hà Giang.
Trông vào thực tiễn đời sống hiện nay của toàn xã hội ngày một nâng cao lên rất nhiều so với trước kia. Điều đó đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhất là rau quả tăng lên, thị trường tiêu thụ ngày nhiều hơn... đó là lợi thế mở ra trước mắt cho các nhà vườn. Đất đai có sẵn, cây trồng đặc sản bản địa có sẵn; cơ chế, chính sách có đủ, vậy thì tại sao chúng ta không quy hoạch được vùng cây ăn quả cụ thể là cam, quýt chất lượng cao? Muốn làm được điều đó trước hết phải quy hoạch cho được vùng trồng. Cần có cơ chế, cùng những“ràng buộc” cụ thể đối với người trồng trong vùng đã quy hoạch. Nhất thiết phải đưa cho được các doanh nghiệp vào vùng quy hoạch thực hiện các “liên kết” với các hộ trồng cây. Để từ đó, doanh nghiệp, nhà vườn, thoả thuận cộng tác “cùng” có lợi ích chung để thúc đẩy sản xuất phát triển. Trên cơ sở: Cùng nhau làm – Cùng chia lợi nhuận, cũng như rủi ro để phát triển bền vững vùng cây ăn quả đặc sắc mà tỉnh quy hoạch.
NGUYỄN MẠNH HÙNG
Ý kiến bạn đọc