Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 34 tỷ USD trong nửa đầu năm 2025

15:32, 03/07/2025

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024; toàn ngành thặng dư thương mại đạt 9,83 tỷ USD. Thông tin trên được công bố tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, sáng 3/7, tại Hà Nội.

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất khẩu tăng trưởng tích cực, thị trường được mở rộng

Tại họp báo, ông Trần Gia Long, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 6/2025 ước đạt 5,93 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu nông sản đạt 18,46 tỷ USD (tăng 17,8%), sản phẩm chăn nuôi đạt 264,4 triệu USD (tăng 10,1%), thủy sản đạt 5,16 tỷ USD (tăng 16,9%), lâm sản đạt 8,82 tỷ USD (tăng 9,3%), đầu vào sản xuất đạt 1,13 tỷ USD (tăng 23,6%), và muối đạt 5,7 triệu USD (tăng gấp 2,4 lần).

Về thị trường, khu vực châu Á tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 42% thị phần xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam; tiếp theo là châu Mỹ (23,5%) và châu Âu (15,6%). Dù chiếm thị phần nhỏ hơn, châu Phi và châu Đại Dương ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, lần lượt đạt 99,5% và 2,7%.

Xét theo quốc gia, 3 thị trường lớn nhất của ngành là Hoa Kỳ (21,1%), Trung Quốc (17,6%) và Nhật Bản (7,2%). Trong khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt tăng 16% và 25,5%, thì giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhẹ 0,7%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 6/2025 đạt 4,21 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm lên 24,01 tỷ USD (tăng 15,1%). Toàn ngành ghi nhận thặng dư thương mại đạt 9,83 tỷ USD trong nửa đầu năm.

Tiếp tục phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh

Phát biểu tại buổi họp báo, Thứ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, trong bối cảnh kinh tế, chính trị quốc tế và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp Việt Nam kiên định mục tiêu phát triển theo chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp. Định hướng này tập trung vào các yếu tố then chốt như sản xuất gắn với chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển thị trường nông sản phù hợp với các luật chuyên ngành đã được sửa đổi, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, nâng cao chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hướng đến xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Cùng với đó, các chiến lược phát triển ngành hàng trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp tiếp tục được triển khai nhằm bảo đảm nguồn cung trong nước và phục vụ xuất khẩu. Việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất linh hoạt theo chuỗi giá trị, ứng phó hiệu quả với biến động thị trường, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế là những ưu tiên trong điều hành của Bộ thời gian tới.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết thêm, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang đẩy mạnh tiêu thụ nông sản nội địa song song với mở rộng thị trường xuất khẩu.

Đặc biệt, Bộ chú trọng khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc và phát triển thị phần tại các thị trường tiềm năng như Liên minh châu Âu, Nhật Bản. Đồng thời, tiếp tục đàm phán mở cửa cho các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực như trái cây và sản phẩm chăn nuôi, qua đó nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giao thông vươn xa - Hà Giang bứt phá - Kỳ cuối: Giao thông mở đường, tương lai mở lối
BHG - Trên bản đồ vùng cao phía Bắc, Hà Giang là tỉnh địa đầu với muôn trùng cách trở. Nhưng giờ đây, khi từng mét đường được mở, từng cây cầu kiên cố vươn qua dòng sông, khe núi hiểm trở, một diện mạo mới đang dần hình thành, mạnh mẽ, kết nối và bền vững. Nghị quyết số 22, ngày 22.12.2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2021–2025 và đến năm 2030 (Nghị quyết 22) chính là “kim chỉ nam” tạo đột phá chiến lược, thúc đẩy Hà Giang vươn mình cùng cả nước.
30/06/2025
Giao thông vươn xa - Hà Giang bứt phá - Kỳ 2: Những "mạch sống" nối bản làng
BHG - Đối với một tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chia cắt, nhiều địa phương chỉ có con đường độc đạo, thì việc nâng cấp, mở mới các tuyến đường nội tỉnh như là "mạch máu" để phá thế cô lập địa lý, kết nối, đưa cơ hội và tri thức đến với từng bản làng xa xôi, tạo đà cho tăng trưởng KT - XH bền vững.
30/06/2025
Giao thông vươn xa - Hà Giang bứt phá - Kỳ I: “Chìa khóa” mở lối phát triển
BHG - Những công trình giao thông trọng điểm quốc gia, trọng điểm của tỉnh, huyện và nông thôn lần lượt được khởi công đầu tư xây dựng trên khắp các địa phương, trở thành những “đại công trường” làm đường ở Hà Giang trong gần 5 năm qua khẳng định sự quyết liệt, quyết tâm của toàn Đảng bộ và hệ thống chính trị các cấp ở miền biên viễn cực Bắc Tổ quốc trong việc đưa đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vào cuộc sống. Mỗi con đường được đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng đã và đang tháo gỡ rào cản, tạo động lực cho nền kinh tế từng địa phương, từng vùng và cả tỉnh, từng bước đưa Hà Giang phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
30/06/2025
Hội đàm giữa doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp Hà Giang nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư các lĩnh vực tại Hà Giang
BHG - Chiều 27.6, tại thành phố Hà Giang, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ, Du lịch Vạn Điền (trụ sở tại xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang) - đại diện tại Việt Nam của Tập đoàn Thiên Sơn Thiên Duyệt (Trung Quốc), chủ trì tổ chức buổi Hội đàm giữa doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Hà Giang (Việt Nam) nhằm trao đổi cơ hội hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực thế mạnh.
27/06/2025