Trường THCS Hùng An nâng cao chất lượng giáo viên

16:29, 16/05/2008

(HGĐT)- Việc nâng cao chất lượng giáo viên trong các trường học hiện nay không chỉ là hoạt động chung mang tính “hình thức” cho phù hợp với xu thế phát triển của ngành giáo dục mà đã trở thành một hoạt động có tính chuyên sâu, bài bản được các đơn vị trường học trong tỉnh ta nói chung và trường THCS Hùng An (Bắc Quang) nói riêng chú trọng thực hiện, trở thành một tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng giảng dạy của mình.


Tại ngôi trường này, gần 40 cán bộ, giáo viên trực tiếp làm công tác quản lý, giảng dạy trong trường đang không ngừng tìm tòi, đổi mới cả về phương pháp, nội dung giảng dạy và trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ đắc lực cho hoạt động dạy - học có hiệu quả hơn.


Cô Thẳm Thị Minh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Từ khi ngành giáo dục tiến hành thay SGK và đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là lúc đội ngũ những người làm công tác giáo dục trong trường tự ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc tự rèn luyện nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân. Vì thế, hầu hết giáo viên trong trường đều nêu cao tinh thần tự giác, chủ động học hỏi, tiếp thu những kiến thức, phương pháp dạy học mới phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, học sinh và chương trình dạy học hiện nay. Thường xuyên thực hiện thăm lớp dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy giữa các giáo viên. Bình quân mỗi giáo viên thăm lớp dự giờ từ 6 tiết/năm, thông qua đó có thể trao đổi, học hỏi phương pháp dạy học giữa các giáo viên trong trường với nhau và giáo viên trường bạn về cách thức truyền đạt nội dung kiến thức cho học sinh; sử dụng và thực hiện các thao tác của phương pháp dạy học mới… đồng thời tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ; các buổi hội thảo chuyên môn cấp trường về chương trình thay SGK hiện nay để tìm ra những ưu, nhược điểm của chương trình SGK mới…


Tuy đang trong những giai đoạn đầu của quá trình “tự học”, nhưng chất lượng giáo viên trong trường cũng được nâng lên một bước và đang đi vào quỹ đạo chung của ngành. Nhà trường đã chủ động học hỏi, giao lưu, đổi mới phương pháp dạy học giữa các giáo viên trong trường và trường bạn, thẳng thắn góp ý kiến sau mỗi giờ lên lớp, từng bước “thanh lọc” và nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, trở thành một đơn vị có đội ngũ giáo viên tương đối “cứng” và đỡ đầu cho nhiều trường thuộc các vùng 2, vùng 3. Chính từ những hoạt động này, nhà trường còn đánh giá được một cách chính xác, đầy đủ chất lượng giáo viên, có kế hoạch bố trí, sắp xếp công việc hợp lý phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của nhiều người. Chất lượng giáo viên vì thế cũng được khẳng định thông qua chất lượng học sinh. Nhà trường hiện có 15 lớp thuộc các khối 6,7,8… trong đó có 3 lớp học nguồn. Đây là những lớp có lực học tương đối khá, được tuyển chọn và có kế hoạch bồi dưỡng riêng, phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Kết quả học kỳ I cho thấy, tỷ lệ học sinh khá, giỏi của trường đã được khẳng định với khoảng 35%. Tỷ lệ học sinh lớp 9 thi đỗ vào trường Chuyên ngày càng nhiều, với khoảng từ 9 – 10 em học sinh/năm. Học sinh yếu, kém cũng được phân loại và chú trọng bồi dưỡng theo chương trình riêng phù hợp với khả năng nhận thức của mình, nhờ đó chất lượng học sinh cũng đang ngày càng được nâng lên và khẳng định rõ nét hơn.


Tuy mới được tách ra từ trường cấp II, III Hùng An trong năm học 2003 – 2004 và trở thành một đơn vị hoàn toàn độc lập, lại là ngôi trường có nhiều đặc thù riêng vì không chỉ tuyển học sinh trong huyện mà còn tuyển học sinh của một số xã lân cận thuộc tỉnh Tuyên Quang, trình độ học sinh không đồng đều, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, từ khi được tách ra cũng chính là lúc nhà trường bước vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và tiến hành thay SGK theo chương trình của Bộ Giáo dục và hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” trong toàn ngành nên còn nhiều bỡ ngỡ. Vì thế vấn đề nâng cao chất lượng giáo viên một cách toàn diện lại càng được chú trọng dưới nhiều hình thức khác nhau và trở thành nhiệm vụ hàng đầu, xuyên suốt quá trình giảng dạy trong nhà trường. Hiện nay, trong tổng số giáo viên hiện có, tham gia giảng dạy ở 3 tổ chuyên môn, nhưng trình độ đào tạo vẫn không đồng đều, có 40% giáo viên trình độ Đại học. Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo viên tại trường THCS Hùng An còn gắn liền với việc tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới hiện nay. Dự kiến hết thời gian hè năm học 2007 – 2008, nhà trường sẽ nâng tổng số giáo viên có trình độ đạihọc lên 60%. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để nhà trường đẩy mạnh công tác nâng cao chất lượng dạy và học lên một bước mới trong thời gian tới.


Hà Trung

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh nâng cao chất lượng giáo dục
(HGĐT)- Năm 2006, huyện Yên Minh được công nhận đơn vị đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập THCS, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngành Giáo dục huyện nhà.
30/04/2008
Trong khó khăn, “cái chữ vẫn nảy mầm”
(HGĐT)- Trong mênh mông đá núi, hoang vu của rừng và trong muôn vàn khó khăn, gian khổ bám trụ trên mảnh đất quê hương địa đầu Tổ quốc, sống cùng cái rét của mùa đông, cơn khát của mùa khô, các thầy, cô giáo vùng cao vẫn bám trường, bám lớp “gieo trồng cái chữ” trên vùng đất khó…
30/04/2008
Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội
(HGĐT)- Đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội là mục tiêu hàng đầu của trường Trung cấp Nghề đã được tỉnh thông qua kể từ khi thành lập.
28/04/2008
Quang Bình sơ kết mô hình học sinh nội trú, nội trú dân nuôi
(HGĐT)- Vừa qua, huyện Quang Bình đã tổ chức Hội nghị sơ kết mô hình học sinh nội trú, nội trú dân nuôi năm học 2007 - 2008, bàn phương hướng, nhiệm vụ những năm tiếp theo.
28/03/2008