Thảm họa da cam/đioxin - tội ác, trách nhiệm và đạo lý
HGĐT- Chất độc da cam/đioxin thường gọi là chất độc da cam, chỉ các chất độc chứa đioxin. Quá trình sản xuất 2, 4, 5 - T (chiếm 50% thành phần da cam) sinh ra một tạp chất (sản phẩm phụ hay sản phẩm không mong muốn là đioxin).
Đioxin là chất độc nhất trong các chất độc mà con người biết đến. Với liều lượng cỡ 1 pi cogram (ppt – phần ngàn tỷ gram) đioxin có thể gây bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở người; vài chục nanogram (ng – phần tỷ gram) đioxin có thể lập tức gây chết người. Nhiều nhà khoa học cho rằng, chỉ cần 85 gram đioxin làcó thể giết chết toàn bộ dân số 1 thành phố khoảng 8 triệu người.
Lịch sử thế giới trong chiến tranh người ta đã sử dụng chất độc vào mục đích quân sự. Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, ngày 22.4.1915 quân Đức đã sử dụng chất độc Clo làm nhiễm độc và làm chết hàng ngànquân Anh, Pháp... Trong chiến tranh Thế giới thứ hai, quân Nhật đã sử dụng chất độc Yperit tại Trung Quốc, quân Đức đã sử dụng chất Zic lon B đầu độc các tù nhân ở các trại tập trung. Chất độc hoá học cũng đã được Anh sử dụng trong chiến tranh chống quân du kích Malaixia.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt nam, đế quốc Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc hoá học nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng; đồng thời biến Việt Nam thành phòng thí nghiệm khổng lồ để nghiên cứu, thử nghiệm các loại chất độc phục vụ mục đích quân sự. Thực tế đã chứng minh, cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành ở Việt
Từ năm 1961 đến năm 1971 quân đội Mỹ đã tiến hành 19.909 phi vụ, phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học, 61 % trong đó là chất da cam, chứa 366 kg di o xin, xuống gần 26.000 thôn bản, với diện tích hơn 3,06 triệu ha, trong đó có 86% diện tích bị phun rải hơn2 lần, 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần. Chất độc da cam đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khoẻ con người... Gần 25% tổng diện tích miền Nam Việt Nam, bao gồm hầu hết các hệ sinh thái từ vùng thấp ven biển đến vùng đồi núi cao thuộc 5 vùng sinh thái: Bắc Trung bộ, duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đều bị ảnh hưởng, trong đó Đông Nam Bộ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất (56% diện tích tự nhiên bị phun rải). Khoảng 86% lượng chất độc đã được phun rải lên các vùng rừng rậm; 14% còn lại được dùng để phá huỷ ruộng vườn, hoa màu, chủ yếu là đồng lúa và nương rẫy ở các vùng đồi núi... Diện tích rừng ngập mặn bị ảnh hưởng chất độc hoá học là 150.000 ha, điển hình là khu rừng ngập mặn Cà Mau. Rừng bị huỷ nhiều nhất thuộc các vùng: Dọc biên giới Việt – Lào có đường mòn Hồ Chí Minh, từ Quảng Trị đến Kon Tum; Đông Nam Bộ; Năm Căn tỉnh Cà Mau; Cần Giờthành phố Hồ Chí Minh...
Chất độc da cam/đioxin(CĐDC) đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, gây nên biết bao thảm cảnh không sao kể xiết. Rất nhiều gia đình có 3 nạn nhân trở lên. Có gia đình cả 15 người con đều là nạn nhân CĐDC. Hàng trăm ngàn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Các bệnh phổ biến ở con cháu các nạn nhân CĐDC là liệt hoàn toàn hay một phần cơ thể, mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, tai biến sinh sản, dị dạng, dị tật bẩm sinh. Đặc biệt là chất độc da cam có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Việt
Không chỉ người Việt
Việt Nam với việc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học, từ lâu Đảng, Nhà Nước ta đã quan tâm sâu sắc đến vấn đề CĐDC, năm 1980 Uỷ ban Quốc gia điều tra hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được thành lập. Năm 1997, Thường vụ Bộ Chính trị Trungương Đảng ta đã có ý kiến về vấn đề chất độc hoá học do Mỹ sử dụng ở Việt
Cuộc chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành ở Việt
Trong bối cảnh đó, ngày 10.1. 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt
Giải quyết hậu quả chất độc da cam/đioxin, hàn gắn vết thương chiến tranh vừa là lương tâm, trách nhiệm, đạo lý đối với những người đã chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vừa là vấn đề xã hội, chính trị... đang rất cần sự chung tay của các tổ chức, của các cấp, các ngành và của mọi người...
Ý kiến bạn đọc