Những câu chuyện bà kể

16:36, 06/04/2012

HGĐT- Với cụ bộ Doan, niềm mong ước, niềm vui lớn nhất là được đi học, được đọc truyện, được giải các bài toán khó và được nghe các bà, các cụ kể chuyện cổ tích, chuyện thời đánh giặc tây, chuyện làng, rồi cả chuyện ma đói nữa. Niềm đam mê đó theo cả vào trong từng giấc mơ đẹp đẽ của tuổi thơ. Buổi tối, sau khi ăn cơm, dọn dẹp bát đũa xong, Doan vội ngồi vào bàn học bàiđể sau đó còn được nghe bà nội kể chuyện.


Tối nào bà nội cũng ngồi kéo sợi bông, vừa làm vừa kể chuyện cho các cháu nghe. Bà kể chuyện cổ tích, chuyện cán bộ cách mạng vào làng vận động bà con trong làng đi theo cách mạng, chuyện bà và gia đình nuôi giấu cán bộ trong rừng sâu, chuyện ông nội đi làm cán bộ cách mạng. Bà còn kể chuyện Ông Ké đi qua làng cũ vào một buổi chiều nữa. Đó là những chuyện xảy ra khi gia đình Doan còn ở làng cũ có tên là Làng Ca, xã Ấu Triệu. Sau này, cả nhà mới du cư đến vùng đất này lập nghiệp. Rồi mãi cuối những năm năm mươi của thế kỷ XX mới tới định cư ở Khuôn Thao. Nghe bà kể chuyện ông Ké, cụ bộ tò mò hỏi:

- Thế ễng Ké là ai hả bà?

Bà nội bỏm bẻm nhai trầu rồi chậm rãi nói:

- Ông Ké là cán bộ cách mạng.

Doan sốt ruột hỏi tiếp:

- Ông Ké tên là gì bà có biết không?

Bà bảo:

- Ông Ké là Bác Hồ đấy.

Mấy chị em cùng ồ lên:

-Bà đã được nhìn thấy Bác Hồ!

Nét mặt bà nội rạng rỡ, bà chùi quết trầu ở khoé miệng rồi gật đầu:

- Ừ, bà và dân làng đều được nhìn thấy Bác Hồ. Lúc ấy cả đoàn người đi cùng đều mặc áo chàm nên không ai biết Ông Ké là Bác Hồ, mãi sau này khi đánh đuổi được giặc tây, nước mình độc lập, cả làng nhìn thấy ảnh Bác mới biết ông Ké chính là Bác Hồ.

Những người dân ở làng quê cũ vùng chiến khu Việt Bắc xưa đã được gặp Bác Hồ, thật là một vinh dự lớn lao. Sau này khi đã lớn, được đi học, được đọc truyện Nhật ký ở rừng của nhà văn Nam Cao, Doan đã hình dung khung cảnh của truyện chính là những nơi như vùng quê cũ của gia đình trong kháng chiến.Bà con người Dao dù lam lũ đói nghèo nhưng đã theo cách mạng là một lòng một dạ, không gì cú thể lay chuyển được. Thật tự hào vì người Dao đã đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong đó có rất nhiều chiến sĩ vô danh như bà néi, như bè của Doan và bao bà con khác.

Bà nội của Doan tóc đã bạc trắng cả rồi nhưng đầu óc còn minh mẫn lắm. Thấy các cháu đọc bản cửu chương mà quên là bà lại nhắc ngay. Một lần Doan hỏi bà:

- Sao không được học mà bà lại thuộc bảng cửu chương thế hả bà?

Bà trầm ngâm:

- Ngày trước, người Dao mình được đi học ít lắm, mà chỉ con trai mới được học thôi, đàn bà con gái mà đến lớp học là bị đuổi về. Bà chăn trâu ở cạnh lớp học nghe người ta đọc cứ nhẩm theo mà thuộc thôi.

 

Chị em Doan tròn mắt ngạc nhiên, bà chỉ được nghe rồi nhẩm theo mà thuộc lòng bảng cửu chương và các chữ cái. Bây giờ gần tám mươi tuổi rồi mà bà chẳng hề quên. Anh chị em trong nhà Doan hầu như đều lớn lên từ vòng tay và trên lưng bà nội. Vì mẹ sinh ba năm đôi, mỗi đứa con chỉ cách nhau hơn một tuổi, nên thường khoảng một tuổi rưỡi là lại sang ngủ ở giường của bà. Giường mẹ thì đã có thêm em bé. Mỗi buổi tối, ngồi xem bà kéo sợi bông, Doan thường hay vòi bà kể chuyện. Cụ bộ thích nghe tất cả những chuyện bà kể, nhất là chuyện cả gia đình tham gia công tác cách mạng. Ngày ấy, ông nội đi làm cán bộ cách mạng, bố thỡ còn nhỏ như anh chị em Doan bây giờ, một mình bà nội phải làm lụng nuôi sống cả nhà. Khi phong trào cách mạng lan rộng ra khắp cả vùng Việt Bắc, Tây Bắc, cả gia đình còn tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng. Cán bộ được đưa đến ở trên những lều canh nương trong rừng sâu. Hàng ngày bà nội và bố thay nhau đưa cơm tiếp tế cho cán bộ. Có lúc bố cũng ở lại với cán bộ trong rừng mấy hôm liền. Mùa giáp hạt, nhà còn ít gạo, bà nội phải nấu cháo cho vào ống bương đặt vào trong chiếc quẩy tấu gùi lên rừng cho cán bộ ăn. Gặp hôm trời mưa, đường dốc trơn tuồn tuột, bà bịtrượt ngã, ống bương cháo bị đổ hết. Thương cán bộ bị đói, bà nội khóc ròng. Cán bộ ở trong rừng hồi ấy nói tiếng Dao rất giỏi nên dù bàchưa thông thạo tiếng Kinh vẫn nói chuyện với cán bộ được. Lúc hết gạo, bà bảo cán bộ tự đào sắn trên nương luộc lên ăn. Thỉnh thoảng ông nội ghé thăm nhà cũng tranh thủ vào rừng gặp cán bộ. Trước khi đi, ông lại dặn dò bà và bố phải giúp cán bộ cho thật tốt. Bố Doan được cán bộ dạy nói tiếng Kinh, dạy đọc, dạy viết chữ Quốc ngữ và làm những phép tính đơn giản, chỉ sau mấy tháng đã đọc thông, viết thạo. Rồi bố lại dạy cho đám bạntrong làng những điều mỡnh học được. Vỡ thế bạn bố khõm phục bố lắm. Năm ấy bố mười hai tuổi, một hôm có người cán bộ bảo rằng:

- Cháu làm đội trưởng Đội Thiếu niên cứu quốc nhé!

Bố nhận lời nhưng hỏi lại:

- Đội Thiếu niên cứu quốc là gì hả chú?

Người cán bộ bảo rằng:

- Cháu hãy về bảo các bạn cùng làng tối nay đến nhà cháu. Chú sẽ gặp và giao việc cho các cháu.

Bố chào cán bộ rồi trở về nhà. Buổi chiều, gặp cả đám trẻ cùng làng tại bãi chăn trâu, bố hẹn tất cả tối nay đến nhà mình. Đám trẻ con háo hức nhận lời. Khi màn đêm buông xuống, bố vào rừng đón cán bộ về làng. Vừa vào đến chỗ cán bộ ở, bố ngạc nhiên nhìn thấy ông nội cũng ở trong đó. Đã lâu không thấy ông trở về thăm nhà nên bố rất nhớ ông. Nhìn thấy ông, bố mừng quá nhưng không dám gọi to mà chỉ chạy đến nắm lấy tay ông. Ông nội ôm chầm lấy bố tôi và khẽ kêu lên:

- Thằng Chiêm của bố!mấy mẹ con ở nhà có khoẻ không?

Bố Doan gật đầu:

- Mẹ và anh em con khoẻ cả bố ạ! Bố có khoẻ không?

Ông nội bảo:

- Bố rất khoẻ, bố vừa đi bộ từ rất xa về đây!

Để cho hai cha con nói chuyện với nhau một lúc, người cán bộ bảo:

- Bây giờ hai bố con đi được chưa?

Ông nội nói với người cán bộ:

- Đã hơn một năm nay, mình chưa được gặp vợ con.

Người cán bộ cầm chiếc mũ nồi đội lên đầu rồi bảo ông nội và bốcùng trở về làng. Hoá ra người cán bộ đã nhắn ông nội về đểgiúp cán bộ tổ chức lễ kết nạp Đội Thiếu niên cứu quốc của làng Ca. Dọc đường từ trong rừng về làng, không ai dám nói chuyện gì, chỉ cố dò dẫm bước đi cho cho thật nhẹ, thật nhanh trong bóng tối. Cả đoàn về đến nhà khi đêm đã về khuya. Bà nội vẫn thức đợi cùng mấy người bạn của bố.Vừa vào trong nhà, người cán bộ lấy lá cờ từ trong túi áo rồi treo lên trên vách. Dưới ánh lửa sáng của cây nến bằng nhựa trám, đám trẻ con xúm lại nhìn như dán mắt vào lá cờ đỏ, giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ tuy đã hơi bạc màu nhưng vẫn còn đẹp lắm. Thấy bọn trẻ chăm chú nhìn ngắm lá cờ, người cán bộ bảo tất cả tập trung đứng thành hàng trước cờ rồi nói:

- Hôm nay chú và bác Năng (bí danh của ông nội khi tham gia hoạt động cách mạng thời kỳ Tiền khởi nghĩa) về đây tổ chức lễ kết nạp các cháu vào Đội Thiếu niên cứu quốc. Các cháu có đồng ý làm việc cho cách mạng không?

Bố và các bạn đều đồng thanh:

- Có ạ!

Nghe vậy, chú cán bộ bảo:

- Thế thì các cháu hãy nghe chú đọc lời thề và giơ tay xin thề theo chú!

Nói rồi, chú đọc lời thề giọng trang nghiêm, trầm ấm:

- Hôm nay, đội thiếu niên cứu quốc làng Ca gồm các cháu Chiêm, Nải, Nhất, Phấy xin thề dưới lá cờ của Tổ quốc:

+ Luôn trung thành với cách mạng, với Đảng và Bác Hồ.

+ Luôn làm tốt mọi nhiệm vụ của cách mạng giao cho.

+ Xin thề!

Cả đám trẻ giơ cao nắm tay lên và hô dõng dạc:

- Xin thề! Xin thề! Xin thề!

Không khí buổi lễ thiêng liêng khiến tất cả xúc động đến lặng người.

Sau lễ kết nạp vào Đội Thiếu niên cứu quốc, ông nội và chú cán bộ dặn dò tất cả rất kỹ càng những việc Đội cần phải làm. Chú nói nhỏ nhưng mọi người đều nghe được rất rõ:

- Từ nay hễ thấy giặc tây hay lính dõng đến thì tất cả phải báo ngay cho đội trưởng, rồi sau đó đội trưởng phải báo cho các chú biết, mọi chuyện phải giữ thật kín, không được cho ai biết cả. Khi nào cầnđưa đón người, đưa tài liệu giấy tờ thìcỏc cháu sẽ đi giúp các chú. Đấy là những việc mà Đội Thiếu niên cứu quốc phải làm. Chiêm là đội trưởng, khi có việc, cháu cần chỉ bảo cho các bạn cùng làm.

Bố gật đầu:

- Vâng cháu hiểu rồi ạ.

Người cán bộ dặn thêm:

- Cháu phải nhớ không được cho ai biết đâu nhé!

Bố đáp:

- Vâng ạ!

Xong buổi lễ kết nạp, trời đã gần sáng, bố và một người bạn đưa cán bộ trở lại lều canh nương trong rừng. Ông nội ở nhà được vài hôm rồi lại đi.

Từ đó, nhiều lần bọn lính dõng lùng sục vào tận trong làng để tìm bắt cán bộ nhưng không cán bộ nào bị chúng bắt cả. Cả đội dưới sự chỉ huy của bố đều tự giác canh phòng khu vực xung quanh làng. Mỗi khi bọn dâng đi tuần, chỉ cần một người nhìn thấy hay biết trước là bố đã nhận được tin. Sau đó liền chạy như bay vào lều canh nương trong rừng theo lối tắt mà chỉ có bà và bố biết để báo cho cán bộ. Có những hôm trời đã tối, cán bộ mới giao cho một cuộn tài liệu bảo bố và một người bạn chuyển đến tận tay những cán bộ khác đang ở trong rừng của làng bên. Hai người phải chờ trăng lên để băng theo lối đi tắt cho nhanh và giữ được bí mật. Đêm về khuya, cuộn tài liệu được chuyển đến tay người nhận an toàn. Khi hai người trở về đến nhà thì trời đã sắp sáng. Thấy giao mọi việc cho bố tôi và Đội Thiếu niên cứu quốc của làng Ca đều được làm rất tốt nên cán bộ ở trên rừng rất tin tưởng và khen ngợi bố Doan. Được cán bộ khen ngợi, bố và mọi người rất vui. Đến ngày khỏng chiến thành công, giặc tây phải tháo chạy, cán bộ trở về xuôi đưa cả bố Doan đi theo. Ở nhà, nhớ con quá, bà nội khoác túi nải đi theo xuống tận tỉnh, may mà vẫn còn kịp, rồi bà xin cỏn bộ cho bố trở về nhà.

Nghe đến đó, mấy anh chị em đều tỏ ý nuối tiếc, Doan hỏi bà:

- Bà ơi! nếu bà cho bố đi theo cán bộ thì chắc là bố sẽ được đi học và làm cán bộ rồi nhỉ?

Bà nội cười móm mém:

- Nếu bố các cháu đi theo cán bộ thì bây giờ chắc gì bà có một đàn cháu đông đúc thế này, mà có khi bố các cháu còn ở tận thủ đô Hà Nội ấy chứ!

Bà nói đúng quá. Chị em Doan chả ai nghĩ ra cả. Nhìn bà cười hiền từ như một bà tiên, tất cả mọi người càng yêu quý bà nội hơn. Nghe bà kể chuyện, anh chị em Doan luôn nhớ đến ông nội của mình. Giờ ông đã mất, những câu chuyện ông kể về thời gian đi làm cán bộ cách mạng chỉ có bà nội còn nhớ kỹ. Vì thế bà thường kể lại cho các cháu nghe. Ông nội Doan từng bị bọn mật thám, lính dõng bắn và bắt hụt nhiều lần trên đường đi công tác. Ông tham gia cách mạng từ thời Tiền khởi nghĩa lúc ông còn là một thanh niên trẻ, nhiều vùng đất khắp Việt Bắc, Tây Bắc đã in dấu chân của ụng và những người cán bộ cách mạng cựng thời với ụng. Mỗi vùng đất đi qua đều có những chuyện đáng nhớ. Có một chuyện khi nghe bà kể lại, người nghe vô cùng hồi hộp.

Vào một buổi chiều muộn, trời nhá nhem tối, sương mù bao phủ cả một vùng rừng núi Tây Bắc, ông nội cùng hai cán bộ nữa đi vào một bản người Thái để tuyên truyền vận động bà con ủng hộ Việt Minh. Khi vừa tới đầu làng, bỗng nhìn thấy lố nhố bóng người ở phía trước, ông khẽ bấm vào tay người phía sau ra hiệu cho họ tản ra mỗi người một hướng, rồi tạt ngang, nhằm hướng một ngôi nhà gần đó bước tới. Vừa bước lên cầu thang, kịp nhận ra trong nhà có hai ông bà đứng tuổi và một cô gái còn trẻ, ông tiến đến bên chủ nhà nói khẽ:

- Tôi là cán bộ Việt Minh đang bị lính dõng đuổi bắt, ông bà giúp tôi với!

Ông già chủ nhà chẳng nói chẳng rằng, vẫy cô gái lại và chỉ tay vào buồng. Cô gái vội bước tới nắm tay ông kéo vào buồng, ấn ông nằm xuống đệm và phủ lên một cái chăn. Sau đó cô bước nhanh ra ngoài. Vừa lúc đó, có tiếng bước chân thình thịch lại gần, tiếng bước chân giẫm mạnh lên cầu thang. Rồi tiêng quát:

- Ông bà già có thấy tên Việt Minh chạy lên đây không?

Tiếng chủ nhà:

- Không.

Lại có tiếng quát:

- Lục soát!

Tiếng bước chân (ước chừng khoảng ba tên) cùng bước trên nhà sàn rầm rầm, lục soát khắp mọi chỗ trong nhà. Tiếng chân bọn chúng tiến lại gần cửa gian buồng. Trong buồng, ụng nằm im, không dám thở mạnh. Lại tiếng quát của tên đầu sỏ:

- Chúng bay soát thật kỹ vào!

Bỗng tiếng chủ nhà vang lên:

- Các ông cứ lục soát, nhưng nếu ma só vật thì tôi không biết đâu đấy!

Nghe nói đến ma só, tiếng chân của bọn dõng dừng lại, hình như chúng sợ. Nhưng tên đầu sỏ nghe chừng còn hung hăng lắm, hắn thét lên:

- Đừng hòng doạ chúng tao, bắt được tên Việt Minh ở đây thì tao giết cả nhà!

Rồi tiếng bước chân đi ra phía cửa, xuống cầu thang, rồi tiếng bước chân xa dần. Hoá ra bọn này nhát như cáy. Hồi đó người ta kể chuyện ma só ở vùng người Thái thiêng lắm, hễ kẻ nào trộm cắp hay tự tiện lục soát đồ đạc của người khác là bị ma só vật chết ngay. Mấy tên dõng này là người miền xuôi lên nên chúng càng sợ. Người chủ nhà thông minh đã dùng chuyện đó doạ bọn chúng để cứu ông nội Doan. Sau đó gia đình còn giữ ông lại một lúc rồi đưa cho ông một nắm xôi to vẫn còn nóng nguyên. Cảm ơn gia đình đã cứu mạng mình, ông ra đến chỗ hẹn, ba người đều có mặt, thật hú vía!

Nghe xong câu chuyện, mấy chị em thở phào.

Một lần khác, ông được cấp trên cử lên vùng người Mông để vận động bà con tham gia Mặt trận Việt Minh. Chỉ có một du kích người Mông đến trạm đón ông lên núi. Khi gà cất tiếng gáy lần thứ hai thì hai người sửa soạn lên đường. Người du kích biết rất ít tiếng phổ thông nên hai người chỉ hỏi nhau được vài câu. Qua câu chuyện bập bõm, ông biết được người du kích tên là Mua, quê ở Pú Nhung, 28 tuổi, đã có vợ và 3 con. Hai người bước đi dưới màn sương mùa đông dày đặc của núi rừng Tây bắc. Trời lạnh buốt, sương muối bám vào đầu tóc và quần áo, hơi lạnh ngấm vào người như cắt da, cắt thịt. Người du kích đi trước, ông bước theo sau, đi cách nhau khoảng năm bước chân. Khi trời đã mờ mờ sáng, hai người đi đến một thác nước. Đang tìm cách vượt thác thì bỗng có tiếng súng nổ, ông nhìn thấy người du kích đi trước bị trúng đạn ngã xuống ngay trước mặt vội chạy tới đỡ thì anh ấy chỉ kịp nắm lấy tay ông đẩy ra và nói ngắt quãng:

- Anh...chạy...đi! Chúng nó...bắn...đấy!

Rồi anh gục xuống. Đúng lúc đó, ông đã nghe rõ tiếng bọn dõng hô:

- Bắt sống tên Việt Minh chúng mày ơi!

Bọn dõng vừa hô vừa bắn về phía ông. Không còn biết thoát đi đâu, ông vội nhảy xuống thác nước mà không biết mình có thoát chết hay không. Nhưng rất may vì sát cạnh thác nước có một gốc cây to cành lá xum xuê dây leo chằng chịt và ông rơi đúng vào giữa đám dây leo ấy nên đã thoát chết. Ông bị choáng một lúc rồi tỉnh lại, quần áo, đầu tóc bị ướt như chuột lột, rét run bần bật. Nhưng sực nhớ đến người du kích, ông vội tìm đường đi ngược lên đỉnh thác. Vừa lên đến nơi, cảnh tượng đập vào mắt ông thật xót xa: người du kích dẫn đường đã bị giặc giết chết. Chúng còn chặt lìa đầu anh ra khỏi thân thể của anh. Ông vội chạy tới quì xuống rồi ôm lấy xác anh mà khóc nức lên. Có lẽ bọn giặc tưởng ông nhảy xuống thác nước chết rồi nên sau khi chặt đứt đầu anh Mua, chúng đã bỏ đi. Trong những năm tháng hoạt động cách mạng, ông đã chứng kiến rất nhiều đồng chí hy sinh, nhưng đây là lần xót xa nhất. Người đồng chí mới quen đã hy sinh sự sống của mình vì ông, vì cách mạng. Ông vừa khóc vừa dùng con dao mang theo khoét một hố đất nông đặt xác anh Mua xuống rồi vùi đất lên. Sau đó chặt cành lá đắp lên ngôi mộ. Chôn cất người đồng chí xong, ông quay trở về trạm báo cáo mọi việc với cấp trên. Dành một chút thời gian cho ông nghỉ ngơi xong, cấp trên tiếp tục giao nhiệm vụ khác cho ông. Từ đó, ông không được đi qua con đường có ngôi mộ của đồng chí du kích. Cũng từ đó, dù đi đâu, về đâu, ông nội Doan cũng luôn có ý định sẽ tìm đến thăm gia đình Mua một lần để cảm tạ những người thân của anh. Nhưng công việc của người cán bộ cách mạng cứ cuốn ông đi mãi khiến ông không thực hiện được ý định của mình.

Bà dừng câu chuyện lại để têm miếng trầu mới cho vào miệng, Doan hái bµ:

- Lúc ông đi hoạt động cách mạng, bà ở nhà có sợ không?

Bà bảo:

- Bà không sợ nhưng lo lắm. Có lúc cả năm trời ông không được về nhà lần nào cả. Khi cách mạng thành công, ông trở về lành lặn bà mới hết lo.

Doan chỉ vào tấm bằng Có công với nước và các huân chương của ông được lồng vào khung kính treo trang trọng trên tường hỏi bà:

- Sao nhà nước chỉ tặng bằng Có công với nước và huân chương cho ông mà không tặng cho cả bà nữa nhỉ?

Bà nội cười:

- Ông được tặng thưởng thì cũng như bà được tặng thưởng rồi vì công của ông cũng là công của bà mà.

Những câu chuyện bà kể đã ăn sâu vào tiềm thức của chị em Doan. Thấy cụ bộ Doan hay hỏi nhiều chuyện quá, bà bảo:

- Sao cháu bà thích nghe nhiều chuyện thế. Không khéo sau này lại khổ thôi!

Doan tròn mắt ngạc nhiên hỏi bà:

- Sao lại thế hả bà?

Bà kéo cụ bộ vào lòng rồi nói:

- Là con gái mà lúc nào cũng muốn biết nhiều chuyện, muốn biết nhiều việc hơn người khác, rồi cháu sẽ vất vả hơn người khác, cháu không hiểu sao?

Ừ mà cũng đúng thật! Doan là đứa trẻ rất tò mò, chuyện gỡ cũng muốn nghe, việc gì cũng muốn tập làm. Không biết sau này ra sao nhưng cô bé vẫn thực sự ham thích đọc sách, nghe chuyện và thích học làm mọi việc.

 


Truyện: Bàn Thị Ba

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc quê em
Tôi lên Mèo Vạc cùng emQuanh co đường dốc đã êm lắm rồiMây leo sườn núi đỉnh đồiThượng Phùng, Xín Cái đất trời biên cương
30/03/2012
Trước biển
Mặt trời lên từ mặt biển xaAnh hào quang tỏa rộng bao laBiển thức dậy hay lòng ta thức?Mặt trời hồng, hay đường thực đời ta?
30/03/2012
Mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ
Đrâu trăng chiếu sáng thế gianTrần gian giống trúc gống mai mới không lụi tànCó người phụ nữLoài người mới có niềm vui hân hoan.Gầu trời chiếu nắng trần thếTrần thế giống cây giống vầu mới không bị sâu đục,
30/03/2012
Giọt nước
Suối tìm mình thấy sôngsông tìm mình thấy biểnbiển tìm sông dội mãi sóng vào bờ sông tìm suối hóa khúc quanh co
30/03/2012