5 lý do bạn không vượt qua thời gian thử việc dù giỏi chuyên môn

Thời gian thử việc là giai đoạn thử thách quan trọng đối với nhân sự mới. Nó quyết định bạn có được ký hợp đồng chính thức, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay phải dừng lại. Vậy nên, ngoài chuyên môn thì nhà tuyển dụng sẽ dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để đưa ra quyết định. 

Nếu chẳng may bạn rơi vào trường hợp “giỏi chuyên môn nhưng vẫn không vượt qua vòng thử việc” thì rất có thể bạn vướng phải 5 lý do dưới đây, hãy cùng tham khảo để có sự chuẩn bị tốt khi tìm việc làm Đà Nẵng mới nhất hôm nay hay bất cứ nơi nào khác nhé.

Không phù hợp văn hóa công ty

Bạn giỏi chuyên môn, thực hiện đúng mô tả công việc thậm chí làm tốt. Nhưng bạn bị từ chối ký hợp đồng chính thức vì không phù hợp văn hóa công ty. Trường hợp này không phải là hiếm, bởi nhiều công ty chấp nhận một nhân sự có thể kém hơn bạn về chuyên môn nhưng phù hợp về lý tưởng, lối sống và có khả năng gắn bó lâu dài với họ. 

Điều này tất nhiên không hẳn là lỗi của bạn, nhất là khi bạn đã cố gắng hòa nhập, thích nghi. Tuy nhiên, để tránh mất thời gian cho hai bên, bạn nên tìm hiểu kỹ về văn hóa doanh nghiệp trước khi chấp nhận lời đề nghị thử việc. Bởi có nhiều trường hợp, chính ứng viên cũng đã tự bỏ việc trước khi thời gian thử việc kết thúc vì sự khác biệt văn hóa, lối sống, cách làm việc và giá trị sống.

Không nắm rõ quy định doanh nghiệp

Có những điều được chấp nhận ở công ty cũ nhưng với công ty mới thì không được, nên nếu vì thói quen từ công ty cũ, bạn liên tục vi phạm có thể sẽ dẫn đến bị nghỉ việc. Do đó, ngay những ngày đầu thử việc, bạn cần đọc đi đọc lại những quy định, quy chế, tôn chỉ của công ty. Nhà quản lý không quan tâm tới lý do bạn sai phạm, họ chỉ cần biết, bạn mắc lỗi là đã có thể cho nghỉ việc. Ngay cả sai phạm đơn giản như đi làm muộn, nghỉ trưa quá lâu... cũng có thể khiến bạn bị thôi việc. 

Thêm nữa, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về nhân sự, sản phẩm, dịch vụ công ty. Đừng vội đánh giá, bình phẩm hoặc đưa nhận xét phiến diện khi chưa nắm rõ thông tin doanh nghiệp.

Ví dụ, công ty kinh doanh sản phẩm mới tên A, vì không biết nên bạn “chê lên chê xuống” nó. Hay như: Công ty có cổ phần tại công ty B nhưng vì không biết nên bạn lại “nói xấu” công ty B.

Sự thiếu hiểu biết đó khiến bạn dù hoàn thành tốt chuyên môn vẫn bị công ty từ chối ký hợp đồng chính thức.

Làm việc với tinh thần “thử việc”

Nhiều bạn xác định, vì là thời gian thử việc nên chỉ làm với với 60-70% sức lực, tâm huyết. Bạn tự cho phép mình mắc sai lầm vì nghĩ nhân viên mới nên được phép sai. Trong khi đó, doanh nghiệp luôn muốn nhân sự toàn tâm toàn ý với họ, nhiệt huyết và cống hiến. Họ cũng muốn bạn dù thử việc vẫn nên làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất. 

Để tránh sai lầm này thì bạn cần xác định tâm thế đúng. Hãy làm việc như nhân viên chính thức thậm chí hơn như vậy. Hãy luôn hoàn thành tốt công việc được giao đúng thời hạn, sẵn sàng đến sớm hơn, về muộn hơn so với nhân sự khác. Có như vậy, nhà quản lý mới đánh giá cao và ghi nhận bạn.

Làm việc vất vả nhưng liệu bạn có được hưởng thụ tuổi nghỉ hưu tuyệt ...

Không xây dựng được mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp

Quản lý trực tiếp là người nắm tới 80% quyền quyết định bạn có được ký hợp đồng chính thức hay không. Với đồng nghiệp, bạn chỉ có thể hoàn thành công việc, được đánh giá hòa đồng khi có quan hệ tốt với họ.

Do đó, hãy cố gắng xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, quản lý thậm chí các cấp lãnh đạo ngay giai đoạn đầu thử việc. Hãy luôn dành sự tôn trọng, sẵn sàng lắng nghe chỉ dẫn, góp ý từ họ. Bạn cũng nên chủ động bắt chuyện giao lưu, cởi mở thậm chí giúp đỡ họ cả trong công việc lẫn những vấn đề liên quan với sự chân thành, tử tế.

Lý do khách quan từ công ty

 Nhiều công ty tuyển nhân sự mới do mở rộng quy mô kinh doanh, triển khai dự án mới. Tuy nhiên, điều này dẫn đến rủi ro nếu dự án không được thực hiện thì nhân sự tuyển vào cũng phải nghỉ việc.

Ví dụ, công ty A muốn nhập dòng sản phẩm B nên cần thêm nhân sự marketing để phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, sau 1-2 tháng triển khai, công ty A không được nhà sản xuất chấp nhận là đối tác hoặc công ty thấy sản phẩm không khả thi nên dừng dự án thì nhân sự marketing cũng bị cho nghỉ việc.

Vậy nên, nếu một ngày dù chưa hết thử việc nhưng bạn được thông báo, công ty dừng hợp đồng thì không nên quá bất ngờ hay đổ lỗi cho bản thân. Đây là lý do khách quan từ công ty mà bạn không thể kiểm soát và buộc phải chấp nhận. 

Trên đây là 5 lý do rất dễ khiến ứng viên dù rất giỏi chuyên môn thậm chí hoàn thành tốt công việc nhưng vẫn không được ký hợp đồng làm việc chính thức. Tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp này bạn đừng vì thế mà quá bi quan, hãy phân tích lại nguyên nhân để rút ra bài học cho thời gian thử việc tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục