8+ cách đặt tên thương hiệu sáng tạo mà ấn tượng nhất

Đặt tên cho doanh nghiệp sao cho ấn tượng, hấp dẫn luôn rất “hại não” với hầu hết những người chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. 

Hiện nay các cách phổ biến đã tương đối khó vì nhiều đơn vị đi trước đã đặt rồi. Ngoài ra, Một điều rất quan trọng là thương hiệu đó phải còn domain để thiết kế website bán hàng hoặc thiết kế website doanh nghiệp. Do vậy, nếu không sáng tạo, rất khó tạo ra thương hiệu ấn tượng.

1. Thông qua đại diện, hoặc hình ảnh tượng trưng

Dùng một hình ảnh, một sự vật, hiện tượng mang tính chất tượng trưng để đặt tên thương hiệu có thể giúp người dùng hình dung được thương hiệu đó làm lĩnh vực gì.

VD: bonbanh.com, woay (Quay - Vòng quay may mắn), 90phut (đá bóng)  

2. Đặt tên hiệu thông qua từ tượng thanh

Cách đặt thương hiệu bằng cách dùng từ tượng thanh giúp khách hàng dễ nhớ, dễ hình dung. Đây là các đặt khá sáng tạo và ấn tượng, dễ gây thiện cảm. VD Bibomart, cốc cốc

Bibo mart là thương hiệu có tên khá sáng tạo từ chữ tượng thanh “Bibo”

3. Viết tắt chữ cái đầu

Cách này là cách có từ lâu nhưng hiện nay vẫn khá hiệu quả. Có thể kể đến như OCB (Orient Commercial Bank), TG group (Trường Giang group), FPT (Financing Promoting Technology)...

Cách đặt tên này có thể dễ thuộc nhưng khá trừu tượng với người dùng. Nhưng có một nhược điểm rất khó là domain rất khó tìm. 

4. Viết ghép hai hoặc ba chữ cái đầu

Một cách sáng tạo nữa đó là làm biến điệu bằng cách ghép 2,3 chữ cái đầu của mỗi từ.

VD: Kataba (cao sản Tây Bắc), Delectech (Delicious Technology - chữ “i” được biến thành “e” cho dễ đọc)

Cách này nếu sáng tạo có thể tạo ra thương hiệu không bị trùng lặp, từ đó rất dễ mua đủ bộ 3 tên miền quan trọng nhất(.com, .vn, .com.vn)

Một trong những điều lưu ý là ghép phải nên vần, dễ đọc, dễ viết sẽ hiệu quả cao hơn. 

5. Biến điệu chữ tạo cảm giác tiếng nước ngoài như Nhật, tiếng Hàn, Anh…

Có thể đặt tên nước ngoài hoặc mang âm hưởng nước ngoài cũng tạo cảm giác “ấn tượng” với khách hàng như: Danko, Kangaroo… 

Thậm chí có thể dùng thêm cách ghép âm rồi biến điệu thành từ giống nước ngoài cũng rất sáng tạo như osawa (Ôi sạch quá), Woay (Quay)

6. Tên thương hiệu lấy theo tên nhà sáng lập

Thương hiệu Bia Hải Xồm được lấy từ tên ông chủ

Có khá nhiều thương hiệu doanh nghiệp gắn liền với cá nhân nhà sáng lập như: bia Hương Sen, Khải Silk, Bia Hải xồm,…

Ngoài ra, người ta cũng thường sử dụng thêm những mẹo để “biến tấu” cho hay hơn như:

  • Cộng thêm lĩnh vực, ngành nghề: Khải Silk, Tiệm Thơ
  • Cộng thêm từ hán Việt như Phạm Gia
  • Đặt ngược tên - họ (Tên trước, họ sau) như: Đức nguyễn

Ưu điểm: Thương hiệu công ty và thương hiệu cá nhân sẽ đồng hành, hỗ trợ nhau đi lên.

Hạn chế: Cái bóng của người sáng lập sẽ rất lớn sẽ trở ngại cho người sau tiếp quản, hoặc thị trường sẽ hoài nghi người tiếp quản phía sau. Hoặc thương hiệu cá nhân xấu sẽ làm thương hiệu doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

7. Tên thương hiệu gắn liền với địa danh

Một cách đặt tên nữa nhưng sẽ phù hợp hơn với vùng miền có với đặc sản, đặc trưng. VD như bia Sài Gòn, Nha trang đệ nhất yến, sâm Ngọc Linh….

Ưu điểm: Nhờ thương hiệu vùng miền dễ chiếm được niềm tin từ khách hàng.

Hạn chế: Khó mở rộng thêm lĩnh vực khác hoặc nếu nguồn cung khan hiếm cũng khó mở rộng.

8. Đặt tên thông qua đặc trưng tại cơ sở

Cách đặt tên theo đặc trưng tại cơ sở như cây cối, địa điểm… giúp khách hàng dễ nhận biết. VD: cafe cây si, Bia hơi Vườn Nhãn

Nhược điểm là lúc chuyển địa điểm hoặc nhân rộng địa điểm sẽ khó. Và cũng ít khi có được đặc điểm nhận dạng như vậy để đặt tên

Ngoài những cách sáng tạo trên, chúng ta còn cách truyền thống như 

  • Đặt theo danh từ chung: batdongsan.com, xedap.com…
  • Đặt theo danh từ chung + từ quy mô: Thế giới, vương quốc, sàn, siêu thị, plus, today, 24h… như: thegioididong.com, vuongquocxehoi,...

Tuy nhiên những cách này gặp phải những khó khăn:

Khó mua domain vì hầu hết đã có người dùng

Ngoài ra, domain dạng “danh từ chung” này hiện nay cũng có thể đem lại cảm giác “không yên tâm” so với domain dạng “cá biệt hóa” hơn. Ví dụ donghonhatban có thể không đem lại yên tâm bằng xwatch.vn hay donghoduyanh.com

Ngoài ra cũng có thêm những lưu ý khi đặt thương hiệu:

  1. Tên miền phải còn sẵn: đặc biệt là còn bộ ba domain (.com, .vn, .com.vn) là tối ưu nhất. Không sở hữu domain trước có thể dẫn bị nhầm lẫn thương hiệu khi tìm kiếm.
  2. Thương hiệu phải bảo hộ được: Để tránh sau này gặp phải hàng giả, hàng nhái
  3. Đơn giản và dễ nhớ

Theo: https://delecweb.com/tu-van-lam-website/top-10-cach-dat-ten-thuong-hieu-an-tuong-sang-tao-nhat-n221.html

Tin cùng chuyên mục