Suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, với tinh thần yêu nước nồng nàn, khát vọng cháy bỏng độc lập, tự chủ, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, sự thống nhất, toàn vẹn của Tổ quốc.
Công tác cán bộ là khâu “then chốt của then chốt”, quyết định sự thành bại của cách mạng. Thực tế chứng minh, nơi nào lựa chọn cán bộ đúng nguyên tắc, công tâm, dân chủ thì tổ chức mạnh, dân tin, sự nghiệp phát triển. Ngược lại, khi công tác cán bộ bị chi phối bởi lợi ích nhóm, tư lợi, thân quen, lệ thuộc vào đồng tiền... thì hậu quả để lại là hệ lụy kéo dài, làm suy yếu cả hệ thống.
Trong công tác cán bộ, đánh giá cán bộ là khâu then chốt, mang tính quyết định đến các bước tiếp theo, đặc biệt là bố trí, sử dụng cán bộ. Nhiều trường hợp cán bộ được bổ nhiệm đúng quy trình, đủ tiêu chuẩn, nhưng sau đó lại bị kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý, cho thấy khâu đánh giá cán bộ vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được quan tâm.
“Có vào, có ra, có lên, có xuống” là điều bình thường trong công tác cán bộ. Nhưng “vừa vào lại phải đưa ra”, “lên chưa ấm ghế đã bị kỷ luật”, hoặc được bổ nhiệm bất chấp những điều tiếng trước đó, để rồi lại “ra” vì chính những điều ấy... thì rất không bình thường. Và đáng lo ngại nhất là nếu tình trạng này cứ lặp lại, uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân sẽ bị bào mòn.
Đó là những người có hồ sơ “đẹp”, bằng cấp “đủ”, nhưng lại thiếu cả năng lực thực chất lẫn phẩm chất đạo đức. Bằng tài “đánh bóng” bản thân, nắm bắt tâm lý tổ chức, lợi dụng kẽ hở để có thể “lách mình” qua các quy trình được xem là rất chặt chẽ, leo lên những vị trí quan trọng.
Dư luận xã hội đặc biệt ủng hộ chủ trương xử lý những cán bộ vi phạm theo tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn khi thời gian gần đây, một số cán bộ vừa được bổ nhiệm, điều động, giao trọng trách đã nhanh chóng... bị kỷ luật. Tại sao quy trình bổ nhiệm chặt chẽ, cán bộ được đánh giá đủ tiêu chuẩn, được bầu với số phiếu tín nhiệm rất cao, mà vẫn chọn chưa đúng người?
Nhận thấy khó có thể khuất phục niềm tin và ý chí của người dân Việt Nam trên mặt trận chính trị, kinh tế, quân sự, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nham hiểm sử dụng mặt trận văn hóa, với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, luôn che đậy, thay đổi hình thức nhằm truyền bá văn hóa ngoại lai, âm thầm tác động, gây ảnh hưởng, thâm nhập nhằm từng bước thay đổi suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng của một bộ phận người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ. Đó là mưu đồ sâu xa của “chủ nghĩa đế quốc văn hóa” hiện nay.
Thực tiễn xã hội khó tránh khỏi có những hiện tượng tiêu cực, phản cảm trong ứng xử của một số tập thể, cá nhân đối với người dân và doanh nghiệp. Mỗi khi có vấn đề như vậy, lập tức các thế lực thù địch đều triệt để lợi dụng để tấn công Đảng, Nhà nước ta bằng luận điệu quy kết, đánh đồng thành "bản chất" của chế độ, ngấm ngầm phá hủy niềm tin của người dân.
Bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, trong đó có Quân đội và mọi quân nhân. Trong bối cảnh không gian mạng trở thành môi trường tương tác không thể thiếu của xã hội, các thế lực thù địch, phản động và các phần tử bất mãn tăng cường hoạt động chống phá bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, khó nhận biết. Do đó, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trên không gian mạng là đòi hỏi tất yếu đối với các cơ quan, ban, ngành trong hệ thống chính trị, trong đó có Quân đội.
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động tập trung chống phá, xuyên tạc về dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Trong đó, chúng hướng mũi nhọn tấn công vào vấn đề các thành phần kinh tế. Vì vậy, cán bộ, đảng viên cần phải nhận diện đúng và xác định được nội dung biện pháp đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc nói trên.
Khi Việt Nam thực hiện các chế tài cần thiết đối với ứng dụng Telegram, các thế lực thù địch, phản động lập tức suy diễn, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn chuyển động sâu sắc, sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với thanh lọc, tinh gọn đội ngũ, tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Với tinh thần lấy “xây” để “chống”, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục đặt ra yêu cầu mới về đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện suy thoái, trong đó có mối nguy hại từ phản trắc nội sinh...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển không ngừng, việc giữ vững trật tự, kỷ cương, thượng tôn pháp luật là điều kiện tiên quyết để xây dựng xã hội văn minh, an toàn và bền vững.