Ngày 7-5-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. 70 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi xa, chiến trường xưa hôm nay là những di tích lịch sử, những chứng tích với rất nhiều câu chuyện của một thời đạn bom, khói lửa khốc liệt.
Đặc biệt, dịp này, du khách đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được tận mắt chiêm ngưỡng bức tranh panorama toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện một cách sinh động, ví như một câu chuyện kể trận chiến với trường đoạn, bi tráng, hào hùng...
Dưới đây là một số hình ảnh Phóng viên Báo Tuyên Quang ghi lại tại chuyến đi thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đoàn khách tham quan bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trường đoạn 1 “Toàn dân ra trận” là hình ảnh những đoàn xe đạp thồ vận chuyển hàng cung cấp cho chiến dịch.
Trường đoạn 2 “Khúc dạo đầu hùng tráng”, với điểm nhấn là trận Him Lam mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trường đoạn 3 “Cuộc đối đầu lịch sử”: Những hình ảnh hầm hào, dây thép gai, trận đánh giáp lá cà… phản ánh sự khốc liệt của chiến trường.
Trường đoạn 4 “Chiến thắng”: Đối lập với hình ảnh thất bại của quân Pháp là hình ảnh quân ta vùng lên đánh chiếm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và điểm nhấn là lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát.
Bức tranh panorama hơn 3.000m2 tái hiện 4.500 nhân vật giữa chiến trận bi tráng 56 ngày cuối cùng của trận Điện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của hơn 200 họa sĩ đã được trao giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.
Màn tái hiện "Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, được thể hiện qua bức tranh panorama không chỉ mang giá trị về lịch sử mà còn là thông điệp về khát vọng hòa bình.
Gửi phản hồi
In bài viết