Hỗ trợ cơ sở sản xuất có động vật buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh

11:21, 14/07/2025

Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần thiệt hại do dịch bệnh động vật, không đền bù thiệt hại.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 116/2025/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 25-7-2025, quy định về chính sách hỗ trợ khắc phục dịch bệnh động vật.

Nghị định quy định các chính sách: Hỗ trợ cơ sở sản xuất có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc bệnh do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam được xác định theo quy định của pháp luật; hỗ trợ người tham gia khắc phục dịch bệnh động vật.

Nghị định nêu rõ, nhà nước hỗ trợ một phần thiệt hại do dịch bệnh động vật, không đền bù thiệt hại. Thực hiện hỗ trợ công khai, minh bạch, kịp thời, đủ điều kiện, đúng đối tượng, đúng định mức, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, không để xảy ra trục lợi chính sách, tiêu cực, lãng phí. 

Điều kiện hỗ trợ

Cơ sở sản xuất có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này và thuộc một trong các trường hợp sau:

a- Đối với trường hợp đã công bố dịch bệnh: Có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.

b- Đối với trường hợp chưa đủ điều kiện công bố dịch bệnh: Có động vật, sản phẩm động vật tại ổ dịch đầu tiên có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch hoặc Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc động vật tại ổ dịch tiếp theo trên cùng địa bàn cấp xã (theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương) được Cơ quan có thẩm quyền kết luận mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh đối với bệnh đã có kết quả xét nghiệm dương tính tại ổ dịch đầu tiên;

c- Đối với trường hợp bệnh mới xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch bệnh: Có văn bản của Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thú y xác nhận tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.

Mức hỗ trợ đối với cơ sở sản xuất

1. Đối với cơ sở sản xuất động vật trên cạn: Trâu, bò, ngựa, dê: 50.000 đồng/kg hơi; Cừu, hươu sao: 55.000 đồng/kg hơi; Lợn: 40.000 đồng/kg hơi; Gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu: 35.000 đồng/kg hơi; Chim cút: 20.000 đồng/kg hơi; Đà điểu: 50.000 đồng/kg hơi; Trứng gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, chim cút, đà điểu): 20.000 đồng/kg.

2. Đối với cơ sở sản xuất động vật thủy sản: 

Tôm hùm giống: 10.000 đồng/con; Tôm giống (tôm thẻ chân trắng, tôm sú) từ giai đoạn hậu ấu trùng Postlarvae 12 trở lên: 10.000.000 đồng/01 triệu con; Cá giống (cá biển, cá tra, cá truyền thống, cá rô phi, cá nước lạnh): 10.000 đồng/kg; Diện tích nuôi tôm sú quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp): 9.000.000 đồng/ha; Diện tích nuôi tôm sú (bán thâm canh, thâm canh): 12.000.000 đồng/ha; Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng: 20.000.000 đồng/ha (mật độ nuôi từ 50 - 100 con/m2); 30.000.000 đồng/ha (mật độ nuôi từ trên 100 - 250 con/m2); 50.000.000 đồng/ha (mật độ nuôi từ trên 250 con/m2); Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa: 10.000.000 đồng/ha; Diện tích nuôi cá tra thâm canh: 50.000.000 đồng/ha; Diện tích nuôi cá rô phi thâm canh: 30.000.000 đồng/ha; Cá nước lạnh (tầm, hồi) nuôi thâm canh: 20.000 đồng/kg; Thủy sản nước ngọt nuôi lồng, bè: 5.000 đồng/kg; Hải sản nuôi lồng, bè: 10.000 đồng/kg. 

Hỗ trợ người tham gia khắc phục dịch bệnh động vật

Nghị định nêu rõ điều kiện hỗ trợ đối với người tham gia khắc phục dịch bệnh động vật là phải được cơ quan, đơn vị nhà nước có thẩm quyền phân công hoặc huy động bằng văn bản.

Về mức hỗ trợ, Nghị định quy định: Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật được hỗ trợ: 400.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc; 500.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được phân công, huy động tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật được hỗ trợ: 150.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc; 300.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

                                                                                      Thu Hường


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nâng cao vai trò, vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số
BHG - Qua 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, giai đoạn 2021–2025 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, từng bước nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ DTTS trên địa bàn tỉnh.
26/06/2025
Từ 1/7, tăng nặng mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội
Từ 1/7, doanh nghiệp chậm đóng BHXH trên 30 ngày sẽ bị phạt lãi 0,03%/ngày. Quy định mới nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động, tránh tình trạng nợ kéo dài, trốn đóng.
25/06/2025
12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế dù khám đúng tuyến
Đi khám sức khỏe, sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình… không được thanh toán bảo hiểm y tế dù người bệnh đi khám đúng nơi đăng ký ban đầu, đúng cấp bệnh viện đăng ký ban đầu.
24/06/2025
Tinh giản biên chế: Những người được hưởng chính sách khi chuyển công tác
Công chức, viên chức, người lao động được hưởng trợ cấp khi chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước.
24/06/2025