Việc thu phí không dùng tiền mặt đã đem lại hiệu quả giảm ùn tắc giao thông từ cửa ngõ đến trung tâm thành phố.
Trong khi dân số Thủ đô mỗi năm tăng khoảng 200.000 người, phương tiện cá nhân tăng khoảng 4-5% (riêng lượng ô-tô cá nhân tăng khoảng 10%/năm), thì tốc độ phát triển hạ tầng đô thị của Thủ đô chỉ tăng 0,6%/năm. Điều này cho thấy việc giải bài toán về bãi đỗ xe và các dịch vụ liên quan đi kèm hết sức nan giải.
Đơn giản hóa quy trình
Trước khi triển khai thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt, áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng và mã QR, việc gửi xe vào bệnh viện, các công sở, điểm vui chơi công cộng,... thật sự là nỗi chật vật, khốn khổ của nhiều người dân. Anh Nguyễn Hữu Hùng, trú tại Bồ Đề (Long Biên) kể, hồi đầu năm, anh đến thăm một người bạn điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, nhìn thấy xe máy trên các vỉa hè đã ken chặt 3 hàng dài, một lối nhỏ cho người đi bộ cũng không có. Anh phải chạy lòng vòng tìm quán café trên đầu phố Phủ Doãn gọi ly nước rồi chạy đi thăm bạn, mục đích chính chỉ để gửi xe, sau đó mới quay lại.
Không chỉ quá tải, giá vé gửi xe quanh các bệnh viện cũng rất “loạn”. Trong khi thông báo ghi giá gửi xe máy 5.000 đồng/lượt, nhưng khách đưa 10 nghìn đồng cũng không bao giờ nhận được tiền thừa trả lại. Đó còn chưa kể nhiều bãi trông xe vẫn áp dụng vé in thủ công, ghi số vé bằng tay,… nên đã bị một số đối tượng lợi dụng sơ hở đi xe cũ nát đến các bãi trông giữ xe lấy vé, làm giả vé gửi xe, đánh tráo, sử dụng biển số xe giả để trộm cắp ở bãi giữ xe.
Hưởng ứng Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06), từ giữa tháng 4 vừa qua, Hà Nội đã triển khai thí điểm dịch vụ trông giữ xe không dùng tiền mặt, giúp đơn giản hóa quy trình gửi xe, tăng cường sự minh bạch, thay đổi phương thức quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý công dân; góp phần xây dựng đô thị thông minh, hạn chế tiêu cực, "tham nhũng vặt"; tạo nền tảng quan trọng triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Lãnh đạo Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội đánh giá, việc áp dụng thu phí không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích, nhất là đối với chủ ô-tô. Hiện tại, hầu hết ô-tô đều được dán thẻ thu phí ETC, do đó việc thanh toán tại các bãi đỗ xe thông minh khá tiện lợi. Hệ thống sẽ tự động ghi nhận thông tin và giờ vào, ra điểm gửi xe thông qua thiết bị đọc cố định (bãi xe kín) hoặc thiết bị cầm tay (bãi xe hở). Người dùng có thể thanh toán linh hoạt bằng mã QR thông qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử hoặc trừ tự động trên ứng dụng VETC.
Đối với xe máy, hình thức thanh toán cũng tương tự ô-tô, tuy nhiên việc thu phí không dùng tiền mặt gặp khó do không có thẻ thu phí tự động và các điểm trông giữ xe máy thường nằm ở vỉa hè, lòng đường, việc đọc biển số và ghi nhận giờ ra vào chủ yếu được thực hiện bằng thiết bị cầm tay.
Việc áp dụng thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích, nhất là đối với chủ ô-tô. Hiện tại, hầu hết ô-tô đều được dán thẻ thu phí ETC, do đó việc thanh toán tại các bãi đỗ xe thông minh khá tiện lợi. Người dùng có thể thanh toán linh hoạt bằng mã QR thông qua các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử hoặc trừ tự động trên ứng dụng VETC".
Người dân nói gì?
Việc thí điểm chuyển đổi trông giữ xe sang hình thức không dùng tiền mặt đem lại nhiều lợi ích là điều không phải bàn cãi. Một số người lớn tuổi sau khi trải nghiệm dịch vụ đã bày tỏ thán phục với công nghệ hiện đại và bản thân tự thấy cần phải học hỏi, thay đổi hơn để phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. “Hiện nay, hầu hết các dịch vụ đang dần chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, việc bắt nhịp xu hướng như vậy là phù hợp. Chỉ cần một chiếc điện thoại, người gửi xe có thể quét mã QR để thanh toán, tiện lợi và không mất quá nhiều thời gian”, ông Đặng Xuân Thùy, một người dân ở quận Đống Đa chia sẻ.
Việc thu phí không dùng tiền mặt đã đem lại hiệu quả giảm ùn tắc giao thông từ cửa ngõ đến trung tâm thành phố, góp phần xây dựng hệ thống giao thông thông minh. Lãnh đạo Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội đánh giá, trong tương lai, khi thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC), các đơn vị cung cấp giải pháp liên thông với nhau, lúc đó xe vào hay ra điểm chỉ cần một thao tác bấm nút, sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản.
Đến thời điểm tháng 9/2024, đã có hơn 150 điểm trông giữ xe trên địa bàn Thủ đô áp dụng giải pháp trông giữ xe không tiền mặt VETC; hệ thống đã ghi nhận gần 450 nghìn lượt giao dịch, với tổng giá trị giao dịch hơn 5,2 tỷ đồng.
Chị Phạm Bích Trâm, trú tại Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: Cuối tuần vừa qua, tôi đưa mấy đứa trẻ lên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm tham quan Hội sách. Lâu không lên trung tâm, tôi rất bất ngờ khi biết quanh bờ Hồ, nhiều bãi trông giữ xe không còn thu tiền mặt nữa. Ở chỗ Kiến Hưng gia đình tôi đang ở, vẫn chưa có dịch vụ này. Tôi về kể lại cho mấy chị hàng xóm nghe, ai cũng mong muốn dịch vụ được triển khai rộng rãi hơn tại các quận, huyện, nhất là các khu vực đông dân cư, các trung tâm thương mại, vui chơi.
Anh Vũ Đức Tiến (quê Cẩm Phả, Quảng Ninh) cho hay: Do đặc thù công việc, tôi thường xuyên đi lại trên các tuyến cao tốc và cũng quen với hình thức thu phí đường bộ không dùng tiền mặt tại các trạm thu phí. Tuy nhiên, hôm trước tôi có việc trên Hà Nội, vào bãi gửi xe thấy cũng có hình thức tương tự, thao tác nhanh, gọn nhẹ, tôi rất yên tâm, không ngại cảnh “chặt chém” giá như trước. Tôi thấy ứng dụng VETC rất tiện dụng, chỉ cần vào ứng dụng là có thể đăng ký đặt chỗ trước khi tới hoặc biết bãi đỗ còn chỗ hay không.
Với kinh nghiệm vận hành dày dạn của đơn vị đóng vai trò tiên phong trong thu phí không dừng suốt 9 năm qua, VETC tin tưởng giải pháp này sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên, góp phần nâng cao văn minh đô thị và mang đến trải nghiệm giao thông an toàn, thuận tiện cho người dân Việt Nam. VETC đặt quyết tâm nhân rộng dịch vụ và luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến, lấy đó làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống, cải thiện sự hài lòng của người dân.
Bằng tinh thần “không ngại khó”, VETC đặt quyết tâm nhân rộng dịch vụ và luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến, lấy đó làm cơ sở để hoàn thiện hệ thống, cải thiện sự hài lòng của người dân. Trở ngại lớn nhất của VETC khi thực hiện thí điểm, chính là thay đổi thói quen của người điều khiển phương tiện cũng như thói quen thu phí của nhân viên bãi đỗ. Nhiều người đã quen với việc sử dụng tiền mặt nên khi thanh toán qua ứng dụng vẫn còn lóng ngóng. Nhưng càng về sau, người dân càng thích thú với hình thức này, bởi sự tiện lợi, minh bạch và nhanh chóng.
Hiện tại, khi thực hiện giao dịch thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vẫn ghi nhận có lỗi phát sinh, nhưng chủ yếu là những lỗi nhỏ do đường truyền chập chờn. VETC đóng vai trò vừa là đơn vị cung cấp dịch vụ vừa tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ hiệu quả. Tại các bãi đỗ trọng điểm mới, VETC đã bố trí đội ngũ nhân viên hỗ trợ để hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng, đăng ký tài khoản, thực hiện thanh toán, giúp khách hàng từng bước làm quen với dịch vụ và xử lý các sự cố kỹ thuật (nếu có).
Với kinh nghiệm vận hành dày dạn của đơn vị đóng vai trò tiên phong trong thu phí không dừng suốt 9 năm qua, VETC tin tưởng giải pháp này sẽ trở thành lựa chọn ưu tiên, góp phần nâng cao văn minh đô thị và mang đến trải nghiệm giao thông an toàn, thuận tiện cho người dân Việt Nam.
Gửi phản hồi
In bài viết