Huân Phạm: Bán sàn TMĐT bây giờ không dành cho tay mơ và mẹ bỉm sữa

Kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) từng được coi là một trong những bước đầu của nhiều người khi lựa chọn khởi nghiệp. Tuy nhiên, đứng từ vị trí chuyên gia, người đã có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, chia sẻ kiến thức cũng như hỗ trợ và đồng hành cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ phát triển trên sàn TMĐT, anh Huân Phạm, người sáng lập Lameco, một Agency thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam – chia sẻ rằng, thực tế không hề đơn giản.

Sàn TMĐT có còn là mỏ vàng như "thầy" nhà quảng cáo?

Thời gian gần đây, nhiều người nghĩ rằng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) là một con đường dễ dàng và nhanh chóng mang lại lợi nhuận. Những quảng cáo hứa hẹn về việc “bán hàng ngay lập tức” hay “làm giàu không khó” đã thu hút hàng loạt người tham gia, từ sinh viên, mẹ bỉm sữa đến những người mới khởi nghiệp. Tuy nhiên, Huân Phạm – Nhà sáng lập Lameco, một Agency thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam – chia sẻ rằng, thực tế không hề đơn giản.

“Kinh doanh trên sàn TMĐT ngày nay đã khác rất nhiều so với những năm đầu khi thị trường còn sơ khai. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chi phí quảng cáo tăng cao, và yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng gắt gao hơn bao giờ hết,” Huân Phạm cho biết. Việc chỉ đăng sản phẩm lên sàn và chờ đơn hàng đến là không đủ; thay vào đó, để thành công trên các sàn TMĐT, người kinh doanh cần có kiến thức sâu về marketing, hiểu biết về dữ liệu và khả năng phân tích.

Anh Huân cũng khẳng định, đây không còn là môi trường thử nghiệm đơn giản cho những ai không có kế hoạch kinh doanh và chiến lược rõ ràng..

Nhà sáng lập Lameco Huân Phạm: “Bán sàn TMĐT bây giờ không dành cho tay mơ và mẹ bỉm sữa”

Mặc dù việc kinh doanh trên TMĐT có thể thu hút nhiều đối tượng như mẹ bỉm sữa, sinh viên làm thêm, hay những người mới bước vào lĩnh vực kinh doanh, Huân Phạm khẳng định: “Bán hàng trên sàn TMĐT giờ đây không dành cho tay mơ và mẹ bỉm sữa chỉ làm thêm.”

Với kinh nghiệm đã nghiên cứu, theo đuổi sự phát triển của ngành TMĐT từ những ngày đầu, đảm nghiệm qua nhiều vị trí quân sư Shopee giai đoạn 2020-2022, Giảng viên Shopee Uni giai đoạn 2020-2022,...theo anh, việc nhiều người nghĩ rằng họ có thể kiếm thu nhập ổn định từ TMĐT mà không cần đầu tư thời gian, công sức hay hiểu biết chuyên sâu là một quan niệm sai lầm. “Thực tế, TMĐT là một môi trường kinh doanh phức tạp, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kiên nhẫn. Những ai muốn tham gia cần trang bị kiến thức, kỹ năng bán hàng online, quản lý kho hàng, logistics, và đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi liên tục của thị trường,” Huân Phạm nhấn mạnh.

Với quan điểm TMĐT từng được coi là “mảnh đất vàng” cho những ai mới bắt đầu, Huân Phạm cho rằng thời thế đã thay đổi, quan niệm này chỉ còn là của quá khứ. Việc cạnh tranh với hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ đòi hỏi người tham gia phải có chiến lược bài bản và quyết tâm lâu dài.

Những điều cần và đủ cho người muốn phát triển trên TMĐT

Với kinh nghiệm dẫn dắt Lameco trở thành một trong những Agency TMĐT hàng đầu, Huân Phạm chia sẻ những điều mà người kinh doanh cần chuẩn bị khi bước chân vào TMĐT. 

Đầu tiên, họ cần trang bị kiến thức về thương mại điện tử thông qua các khóa học và tìm kiếm tư vấn từ các chuyên gia trong ngành. Thứ hai, họ nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và chăm sóc khách hàng để tạo ra sự khác biệt. Cuối cùng, hãy sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hành vi khách hàng và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo.

Đặc biệt, để tồn tại và phát triển, bạn cần trang bị kiến thức về marketing, quản lý kho hàng, và cách vận hành logistics. “Không chỉ đơn giản là bán hàng, bạn phải biết cách tối ưu hóa quy trình, từ việc lên kế hoạch sản phẩm, đến quản lý dòng tiền và chăm sóc khách hàng.”

Đối với các mẹ bỉm, anh khuyên nên bắt đầu từ những sản phẩm mà mình thực sự đam mê và hiểu biết. Hãy tập trung vào việc tạo dựng một cộng đồng, sử dụng sức mạnh của mạng xã hội để kết nối với khách hàng. Đồng thời, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối mặt với thử thách và không ngừng học hỏi từ những người đã thành công.

Huân Phạm khuyến nghị người kinh doanh nên sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý đơn hàng, tối ưu quảng cáo và theo dõi dữ liệu khách hàng. “Công nghệ là chìa khóa để bạn đi nhanh và xa hơn trong kinh doanh trên TMĐT.”

Thêm vào đó, thay vì tìm kiếm những lợi nhuận nhanh chóng, Huân Phạm khuyên rằng người kinh doanh cần xây dựng một chiến lược dài hạn. “Bạn cần có kế hoạch rõ ràng về sản phẩm, thị trường và khách hàng mục tiêu. Đừng chỉ nhìn vào lợi nhuận ngắn hạn mà bỏ qua tầm nhìn dài hạn.”

Cuối cùng, Huân Phạm kết luận: “TMĐT không còn là một sân chơi cho những người muốn thử nghiệm hay tìm kiếm thu nhập phụ. Để thành công, bạn cần đầu tư nghiêm túc và sẵn sàng vượt qua mọi thách thức.”

Tin cùng chuyên mục