Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) từng là mục tiêu hủy diệt của địch. Trung bình mỗi người dân ở đây phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ. Với phương châm: "Một tấc không đi, một li không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài", nhân dân địa phương nhanh chóng tiến hành đào địa đạo để đảm bảo an toàn và chi viện cho đảo Cồn Cỏ. Địa đạo Vịnh Mốc minh chứng cho tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, sức mạnh đoàn kết, sự sáng tạo của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Hàng ngày Khu di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc thường xuyên đón du khách nước ngoài tới thăm.
Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh phân bố khắp 15/22 xã, thị trấn với trên 40km địa đạo.
Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống sụt lở.
Ngoài các cửa hầm địa đạo Vịnh Mốc còn có 3 giếng thông hơi.
Địa đạo được cấu tạo thành ba tầng có độ sâu từ 12 đến 22m.
Dọc hai bên đường hầm rất nhiều căn hộ, mỗi căn hộ rộng 0,8m, sâu 1,8m đủ chỗ cho ba đến bốn người ở
Trong thời gian sống ở địa đạo ở huyện Vĩnh Linh đã có 60 đứa trẻ được sinh ra, riêng địa đạo Vịnh Mốc đã có 17 đứa trẻ ra đời.
Trong lòng địa đạo có ba giếng nước, một hội trường (với sức chứa 50 người), bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại.
Ngoài hệ thống địa đạo ở huyện Vĩnh Linh còn có 2.000km giao thông hào bao quanh các khu vực địa đạo.
Cùng với đó còn có nhiều hầm chữ A để tránh bom.
Tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Vịnh Mốc khách tham quan có thể xem lại những hình ảnh, tư liệu tại nhà chiếu phim tư liệu và Phòng trưng bày bổ sung về cuộc sống, chiến đấu của nhân dân Vĩnh Linh tai địa đạo.
Để hoàn thành địa đạo, người dân Vịnh Mốc đã mất 188.000 ngày công đưa 6,000m3 đất đá lên khỏi mặt đất (hình ảnh tư liệu người dân kéo đất từ địa đạo lên mặt đất).
Những đoàn khách nước ngoài đến thăm địa đạo. Sau khi tìm hiểu, nhiều người đã tự trả lời cho mình câu hỏi vì sao Mỹ thua Việt Nam.
Nhà báo, Tổng biên tập Báo Quảng Trị Trương Đức Minh Tứ cho biết, địa đạo là công trình trí tuệ và sự nỗ lực phi thường của quân và dân Vịnh Mốc. Đây là minh chứng để thế hệ sau thấy được sự hy sinh gian khổ, sự sáng tạo của nhân dân, niềm tự hào truyền thống đánh giặc của nhân dân ta.
Bức tranh "Tồn tại hay không tồn tại" tại phòng trưng bày bổ sung của Khu di tích
Gửi phản hồi
In bài viết