Khu vực phát hiện kim tự tháp ngầm Gunung Padang ở Indonesia. Ảnh: Chụp màn hình
Một kim tự tháp ngầm lớn, được che giấu dưới một ngọn đồi ở Indonesia, có thể thách thức các tác phẩm kiến trúc cổ xưa về tuổi đời.
Gunung Padang tọa lạc tại Tây Java, Indonesia. Cộng đồng bản địa tôn sùng kim tự tháp ngầm này, gọi nó là "punden berundak”. Di tích kiến trúc cổ xưa này mang ý nghĩa linh thiêng đối với người dân địa phương, theo Science Times.
Cấu trúc này được đặt trên một ngọn núi lửa đã tắt, có dấu hiệu cho thấy thời điểm xây dựng của nó diễn ra trước sự ra đời của nông nghiệp và nền văn minh truyền thống.
Những phát hiện gần đây từ các nhà khoa học Indonesia gợi ý sự hiện diện của các hốc mở rộng bên trong Gunung Padang, nhưng chi tiết cụ thể vẫn còn trong lời đồn đoán.
Mặc dù các nhà khảo cổ chưa biết được nhiều về kim tự tháp này, Gunung Padang đã thể hiện tiềm năng để trở thành một minh chứng đáng kinh ngạc về sự khéo léo của loài người cổ đại.
Các nhà khảo cổ cho rằng, Gunung Padang có thể đã tồn tại từ rất lâu, khiến nó trở thành ứng cử viên mạnh mẽ cho danh hiệu kim tự tháp cổ nhất thế giới.
Một điều thú vị là kết quả phân tích sâu của các nhà khảo cổ đã hé lộ rằng, Gunung Padang, có nghĩa là "núi của sự giác ngộ" trong ngôn ngữ bản địa, có thể đã được tạo ra bởi một nền văn minh cổ đại.
Việc xây dựng cấu trúc giống kim tự tháp tại khu vực miệng một núi lửa đã tắt là một minh chứng cho sự khéo léo của người xây dựng lên nó, và sự hiện diện của các hốc kín bí ẩn đã làm dày thêm những bí ẩn bao quanh di tích lịch sử này.
Kim tự tháp cổ nhất thế giới
Kết quả phân tích carbon đầu tiên của Gunung Padang tiết lộ một lịch sử đáng ngạc nhiên, cho thấy việc xây dựng nó đã được bắt đầu hơn 16.000 năm tới khoảng 27.000 năm trước. Để so sánh, Göbekli Tepe nổi tiếng tại Thổ Nhĩ Kỳ, công trình đá cổ nhất thế giới hiện nay, có tuổi đời khoảng 11.000 năm.
Những phát hiện này xuất phát từ một nghiên cứu diễn ra từ năm 2011 đến 2015 bởi một nhóm chuyên gia đa ngành đầu tiên, dẫn đầu bởi nhà địa chất Danny Hilman Natawidjaja tại Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia Indonesia. Sử dụng khoan lõi, radar xuyên đất và hình ảnh dưới mặt đất, họ khám phá di sản văn hóa của di tích này.
Cuộc điều tra tiết lộ rằng, giống nhiều di tích đá khác, Gunung Padang được xây dựng theo các giai đoạn phức tạp, với phần sâu nhất nằm khoảng 30 mét dưới lòng đất.
Phần cốt lõi của cấu trúc có lẽ đã hình thành từ năm 25.000 đến 14.000 trước Công nguyên, nhưng sau đó bị bỏ hoang trong vài thiên niên kỷ. Việc xây dựng lại diễn ra từ năm 7900 đến 6100 trước Công nguyên, mở rộng mương cốt của kim tự tháp.
Hoạt động xây dựng tiếp diễn từ năm 6000 đến 5500 trước Công nguyên, trong đó các phần cũ được chôn vùi hoặc phủ phục dưới. Giai đoạn cuối cùng diễn ra từ năm 2000 đến 1100 trước Công nguyên, thêm lớp đất và các tầng đá, mà hiện nay chủ yếu có thể nhìn thấy.
Bên trong di tích, các khảo sát bằng sóng địa chấn đã tiết lộ nhiều hốc và phòng kín bí, một số có chiều dài lên đến 15 mét với trần cao 10 mét. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tiến hành các cuộc đào bới sâu hơn và dự định sử dụng máy quay phim để khám phá những điều bí ẩn được giấu kín bên trong.
Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận toàn diện bằng cách sử dụng các phương pháp khảo cổ học, địa chất học và địa vật lý để khám phá các công trình cổ xưa.
Gửi phản hồi
In bài viết