Thời đại số phát triển, kinh doanh online trở thành xu hướng
Với sự bùng nổ của công nghệ và internet, kinh doanh online đã trở thành con đường chủ đạo cho nhiều ngành nghề, đặc biệt là mỹ phẩm. Thay vì chỉ dựa vào các cửa hàng truyền thống, nhiều doanh nghiệp đã chuyển dịch sang các nền tảng TMĐT và mạng xã hội để mở rộng thị trường.
Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến đã trở thành xu hướng không thể bỏ qua. Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số hiện nay đang là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận các phương thức bán hàng online, từ đó giúp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Là một shop mỹ phẩm đã và đang kinh doanh, hoạt động trên nhiều sàn TMĐT, Cây Rơm Cosmetic chia sẻ rằng, xu hướng này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành mà còn tăng khả năng tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Với sự hỗ trợ của các công cụ số như quảng cáo trực tuyến, livestream bán hàng, hay tiếp thị qua người ảnh hưởng (KOL/Influencer), việc xây dựng và phát triển thương hiệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ngành hàng mỹ phẩm sở hữu sức hút lớn với nhu cầu cao trên sàn TMĐT
Mỹ phẩm là một trong những ngành hàng có nhu cầu cao và sức hút lớn trên các nền tảng TMĐT. Theo thống kê, tỷ lệ người tiêu dùng tìm mua mỹ phẩm trực tuyến ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ tuổi. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các thương hiệu trong việc giới thiệu sản phẩm, xây dựng lòng tin và thúc đẩy doanh số.
Đại diện Cây Rơm Cosmetic chia sẻ: “Ngành hàng mỹ phẩm không chỉ thu hút bởi sự đa dạng sản phẩm mà còn nhờ vào sự phát triển của các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng rất cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng tạo và linh hoạt trong cách tiếp cận.”
Báo cáo tổng quan ngành Làm đẹp năm 2023 trên 5 sàn thương mại điện tử ở Việt Nam (Shopee, Lazada, Tik Tok Shop, Tiki, Sendo) cho thấy, tổng doanh thu toàn ngành là 37,7 nghìn tỷ đồng, với doanh số đạt 341 triệu sản phẩm, tăng trưởng trên 50% so với năm 2022. Có khoảng 137.000 doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành hàng này.
Cũng theo báo cáo của Statista, doanh thu ngành Mỹ phẩm Việt Nam dự kiến đạt 2,66 tỷ USD trong năm nay 2024, với các kênh thương mại điện tử chiếm 20,2% và tăng lên 24% vào năm 2027. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển thực tế, tỷ lệ này có thể còn cao hơn do sự tăng trưởng của hoạt động livestream và bán hàng đa kênh. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng sản phẩm làm đẹp đã tăng từ 76% lên 86% từ năm 2018 đến năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới.
Dựa trên số liệu phân tích ở trên, rõ ràng thị trường Mỹ phẩm tại Việt Nam dành cho kênh thương mại điện tử có thị phần rất lớn và vô cùng nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tới.
Kinh doanh mỹ phẩm cần tận dụng đa nền tảng để phát triển
Những con số trên cho thấy, bán lẻ đa kênh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thương mại điện tử. Và không dừng lại ở đó, để phát triển bền vững trong ngành mỹ phẩm, việc tận dụng đa nền tảng là yếu tố quyết định.
Theo chia sẻ từ Cây Rơm Cosmetic cho hay, các nền tảng bán hàng đa kênh sẽ là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp tiếp cận cơ sở khách hàng rộng hơn và tăng doanh số bán hàng trong môi trường trực tuyến, cung cấp trải nghiệm mua sắm nhất quán trên nhiều kênh. Tuy nhiên, nhãn hàng cũng chia sẻ, mỗi nền tảng đều có ưu thế riêng, và việc kết hợp hiệu quả các kênh bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Các sàn TMĐT là nơi tuyệt vời để doanh nghiệp trưng bày và bán sản phẩm, trong khi mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok lại là công cụ mạnh mẽ để quảng bá thương hiệu và tương tác với khách hàng. Việc chạy quảng cáo trên mạng xã hội kết hợp với các chương trình ưu đãi trên TMĐT sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.
Trong ngành mỹ phẩm, hình ảnh và nội dung chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Các bài viết chia sẻ mẹo làm đẹp, video hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay livestream tư vấn trực tiếp là cách hiệu quả để tạo dựng niềm tin và thúc đẩy doanh số.
Hợp tác với các KOL hay influencer có lượng theo dõi lớn là chiến lược phổ biến để tăng độ nhận diện thương hiệu. Những người ảnh hưởng có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi.
Kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội lớn cho những doanh nghiệp biết cách nắm bắt thời cơ và khai thác tiềm năng từ các nền tảng hiện đại.
Gửi phản hồi
In bài viết