Lễ ngăn dòng thủy điện sông Bạc

17:25, 21/10/2011

HGĐT- Ngày 20.10, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Bạc tổ chức Lễ ngăn dòng Sông Bạc. Dự buổi lễ, có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện Quang Bình, nhà thầu thi công và đông đảo người dân các xã vùng dự án...


Nhà máy Thủy điện Sông Bạc được xây dựng trên địa bàn xã Tân Trịnh (Quang Bình), gồm 2 tổ máy với công suất 42 MW, sản lượng điện thương phẩm hàng năm khoảng 166 triệu KWh, tổng vốn đầu tư gần 1,3 nghìn tỷ đồng, trong đó 80% vốn Nhật Bản. Sau hơn 1 năm khởi công xây dựng, các nhà thầu thi công đã tập trung nguồn lực, tổ chức lao động 3 ca trên công trường và đạt đúng tiến độ đề ra. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu điểm mốc của dự án trong quá trình chinh phục sông Bạc, tạo dòng điện phục vụ phát triển KT-XH của đất nước. Được biết, hiện cả nước có gần 890 dự án thủy điện vừa và nhỏ được đưa vào quy hoạch, trên 100 dự án được triển khai xây dựng. Nhà máy Thủy điện Sông Bạc là dự án thủy điện vừa và nhỏ tiêu biểu, thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Việc triển khai nghiêm túc và đảm bảo đúng tiến độ công trình, giữ vai trò quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh Hà Giang nói riêng và khu vực miền núi phía Bắc nói chung.


Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến biểu dương tập thể cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Bạc, các nhà thầu thi công đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tập trung nguồn lực triển khai dự án đúng tiến độ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Bạc tiếp tục tập trung nguồn lực để triển khai dự án, đảm bảo đúng tiến độ đề ra với chất lượng cao nhất; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, chuẩn bị tốt các điều kiện để đấu nối, phát điện, tạo việc làm cho người lao động địa phương; các cấp chính quyền, người dân vùng dự án, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty triển khai các hạng mục đầu tư, phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các vấn đề phát sinh khi triển khai dự án...


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Phương Độ (thành phố Hà Giang): Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
HGĐT- Nằm cách trung tâm tỉnh không xa, trước đây cuộc sống của người dân xã Phương Độ chưa bao giờ vơi bớt khó khăn, là xã thuần nông nhân dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Với trình độ sản xuất của bà con còn lạc hậu, cộng với tư tưởng ngại áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, là những nguyên nhân dẫn đến năng suất, sản lượng nông nghiệp thấp, không
21/10/2011
Thoát nghèo, làm giàu từ thảo quả ở Mào Phìn
HGĐT- Đỉnh 2.000 trên dải Tây Côn Lĩnh quanh năm mây mù bao phủ, dưới tán rừng rậm là bạt ngàn thảo quả. Rừng và thảo quả trên đỉnh núi này là nguồn sống, là phương tiện thoát nghèo, làm giàu của người dân thôn Mào Phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên).
21/10/2011
Quang Bình đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
HGĐT- Trong thời gian qua huyện Quang Bình đã tích cực chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Huyện đã phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, nhà thầu thi công tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình thủy điện Sông Chừng, đồng thời đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy điện Sông Bạc theo
21/10/2011
Huyện Mèo Vạc: Tập trung mọi nguồn lực để xóa nghèo bền vững
HGĐT- Mỗi khi nhắc tới Mèo Vạc, thì mọi người đều nghĩ ngay tới đó là một huyện nghèo, khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang. Cái nghèo nơi đây đã "ăn" sâu vào từng thớ đá, khóm ngô... bởi vậy, huyện Mèo Vạc được nằm trong danh sách 62 huyện nghèo nhất của cả nước.
19/10/2011