Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia tiếp sức người dân Nà Chì phát triển kinh tế

13:51, 26/06/2025

BHG - Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn xã Nà Chì (Xín Mần) có điểm tựa để vươn lên trong cuộc sống. Mô hình chăn nuôi trâu sinh sản được đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, qua đó thể hiện sự sâu sát, nghiêm túc của cấp ủy, chính quyền xã trong công tác triển khai chương trình, dựa án của T.Ư, đồng thời tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao trong Nhân dân.

Nà Chì là địa phương còn nhiều khó khăn, đời sống người dân phụ thuộc vào nông – lâm nghiệp. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cuối năm 2024, xã Nà Chì được phân bổ 1,6 tỷ đồng hỗ trợ 48 hộ nghèo, cận nghèo ở 8 thôn để thực hiện mô hình chăn nuôi trâu sinh sản. Mỗi hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ gần 40 triệu đồng. Phó Chủ tịch UBND xã Nà Chì Lù Văn Luyện cho biết: Dựa vào điều kiện tự nhiên, khí hậu và nhu cầu của người dân, cấp ủy, chính quyền xã xác định chăn nuôi trâu sinh sản là hướng đi phù hợp với tập quán chăn nuôi của người dân. Yếu tố tạo nên tính hiệu quả trong thực thi mô hình đó là công khai, minh bạch và tận dụng sự ủng hộ của Nhân dân. Trước khi thực hiện dự án, UBND xã và các thôn tổ chức họp dân để thông qua chủ trương, chính sách và lấy ý kiến Nhân dân. Ở Nà Chì, con trâu không chỉ là tài sản lớn mà còn có thể nhân đàn, tạo sinh kế lâu dài cho bà con.

Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, ông Hoàng Văn Hải, thôn Tân Sơn có thêm nguồn lực để phát triển chăn nuôi.
Từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, ông Hoàng Văn Hải, thôn Tân Sơn có thêm nguồn lực để phát triển chăn nuôi.

Gia đình anh Hoàng Văn Quan, ở thôn Tân Sơn là một trong những hộ đầu tiên được nhận trâu sinh sản từ nguồn vốn hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia. Gia đình anh Quan thuộc diện hộ nghèo, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào mấy mảnh ruộng. Sau khi được hỗ trợ, gia đình mua hai con trâu giống và mở rộng diện tích trồng cỏ voi, học kỹ thuật chăm sóc thông qua các buổi tập huấn. Sau vài tháng, một con trâu đã đẻ được nghé con. “Trâu giống mới mua về được tiêm phòng dịch bệnh, phát triển tốt và đẻ thêm một con con khỏe mạnh. Gia đình tôi có thêm nguồn lực và động lực để phát triển kinh tế…”, anh Quan phấn khởi chia sẻ.

Gia đình ông Hoàng Văn Hải (thôn Tân Sơn) cũng ghi nhận hiệu quả rõ rệt từ mô hình. Gia đình ông Hải có 3 khẩu và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trước đây, gia đình có chăn nuôi trâu và lợn đen, tuy nhiên sau khi người vợ bị tai nạn lao động phải điều trị mất nhiều thời gian và của cải, cộng thêm người con trai cũng phát hiện bị bệnh tim nên tài sản gia đình đều bán hết để chữa bệnh cho vợ và con. Khi được hỗ trợ nguồn vốn vào cuối tháng 12.2024, ông Hải không giấu được xúc động và vô cùng vui mừng khi được Nhà nước hỗ trợ. Ông Hoàng Văn Hải tâm sự: Nguồn vốn hỗ trợ kịp thời, đúng thời điểm, thật quý giá đối với gia đình tôi. Hiện, gia đình đang nuôi 3 con trâu, trong đó có 2 con mua từ nguồn vốn hỗ trợ. Tôi cũng trồng thêm cỏ để cung cấp đầy đủ thức ăn cho đàn trâu.

Ngoài giá trị kinh tế, mô hình còn góp phần giúp người dân tăng cường ý thức chăm sóc và bảo vệ tài sản, dần hình thành thói quen chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Theo thống kê của UBND xã Nà Chì, đến nay 100% số trâu giống được hỗ trợ đều phát triển tốt, trong đó có gần 40 trâu giống đã sinh sản. Không dừng lại ở đó, hiệu quả của chương trình còn tạo hiệu ứng lan tỏa, khi nhiều hộ dân khác trong xã dù không được hỗ trợ trực tiếp nhưng chủ động vay vốn, mua trâu sinh sản theo mô hình.

Nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt trong phát triển chăn nuôi trâu sinh sản tại xã Nà Chì. Mô hình không chỉ giúp người dân có thêm tài sản, cải thiện sinh kế mà còn góp phần thay đổi tư duy sản xuất, đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới.

Bài, ảnh: Văn Long


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tháo gỡ khó khăn trong đấu giá tài sản
BHG - Đấu giá tài sản (ĐGTS) là một trong những hình thức bán tài sản phổ biến, bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan. Đồng thời, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức hành nghề ĐGTS. Tuy nhiên, công tác ĐGTS trên địa bàn tỉnh còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
26/06/2025
Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế
BHG - Trong những năm qua, Agribank Bắc Mê đã và đang khẳng định vai trò là điểm tựa vững chắc cho người dân trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng, từng bước vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
24/06/2025
Giúp người dân dễ tiếp cận nguồn vốn
BHG -  Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với xây dựng Nông thôn mới, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quản Bạ (Agribank Quản Bạ) đã đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách, đồng hành cùng người dân phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn nơi cửa ngõ Cao nguyên đá.
24/06/2025
Nghị quyết 68 – Động lực quan trọng để doanh nghiệp bứt phá
BHG - Tại Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh thông điệp mang tính chiến lược: “Kinh tế tư nhân không chỉ là một bộ phận của nền kinh tế, mà cần trở thành một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”.
24/06/2025