Hiệu quả nguồn vốn khuyến công trong việc phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm địa phương

10:17, 14/07/2025

Trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi, trở thành một nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân.

Trung tâm KC-XT Công thương Tuyên Quang trao hỗ trợ từ nguồn khuyến công cho hộ kinh doanh Phạm Xuân Tâm, xã Vĩnh Tuy với đề án sản xuất ván bóc.
Trung tâm KC-XT Công thương Tuyên Quang trao hỗ trợ từ nguồn khuyến công cho hộ kinh doanh Phạm Xuân Tâm, xã Vĩnh Tuy với đề án sản xuất ván bóc.

Từ nguồn vốn khuyến công quốc gia và địa phương đã và đang được Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương (Sở Công thương tỉnh Tuyên Quang) nỗ lực thực hiện hiệu quả, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) được đầu tư máy móc, đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất.

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến (KC-XT) Công thương đã triển khai 7 đề án khuyến công, với tổng kinh phí lên tới 2 tỷ đồng. Trong đó, chương trình khuyến công quốc gia gồm 4 đề án và 3 đề án thuộc chương trình khuyến công địa phương. Các đề án tập trung hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong nhiều lĩnh vực sản xuất như chế biến nông sản, chè, mật ong, sản phẩm kim loại, cơ khí và ván bóc.

Một trong những điểm sáng đáng ghi nhận là Đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm từ kim loại” do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đông Á, xã Vị Xuyên thực hiện. Với sự hỗ trợ từ khuyến công, doanh nghiệp đã đầu tư máy móc hiện đại, giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm, đồng thời tiết kiệm nhân công, giảm chi phí sản xuất và đáp ứng các đơn hàng lớn hơn.

Tương tự, trong lĩnh vực chế biến nông sản, hai đơn vị gồm Công ty cổ phần chè Hùng An (xã Hùng An) và HTX Beli Pà Thẻn – Beli Tân Lập Xanh đã được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công quốc gia để ứng dụng máy móc vào sản xuất. Nhờ đó, quy trình chế biến được kiểm soát tốt hơn, nâng cao tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm chè và các chế phẩm từ nông sản, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ. Cũng từ nguồn vốn này, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Thương mại Đại Phát, tổ dân phố Nghĩa Trung, xã Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã được hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gia công cơ khí…

HTX Beli Pà Thẻn – Beli Tân Lập Xanh được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công quốc gia để ứng dụng máy móc vào sản xuất.
HTX Beli Pà Thẻn – Beli Tân Lập Xanh được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công quốc gia để ứng dụng máy móc vào sản xuất.

Ở chương trình khuyến công địa phương, những đề án hỗ trợ cho các hộ kinh doanh nhỏ cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Đơn cử như hộ kinh doanh Lý Chàn Tòng, xã Tiên Yên được hỗ trợ máy móc trong chế biến chè. Nhờ máy móc mới, quy trình sản xuất rút ngắn, sản phẩm chè giữ được hương vị đặc trưng và đạt chuẩn chất lượng cao, giúp tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Tương tự, Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Bình An (xã Quản Bạ) đã ứng dụng thiết bị hiện đại vào chế biến mật ong Bạc hà, sản phẩm đặc hữu của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Việc đưa máy móc vào sản xuất giúp đảm bảo độ tinh khiết và chất lượng ổn định của mật ong, đáp ứng yêu cầu đặt ra và nâng cao giá trị thương hiệu địa phương.

Cán bộ Sở Công thương và Trung tâm KC-XT Công thương Tuyên Quang nghiệm thu và bàn giao dây chuyền chế biến mật ong Bạc hà của Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Bình An (xã Quản Bạ).
Cán bộ Sở Công thương và Trung tâm KC-XT Công thương Tuyên Quang nghiệm thu và bàn giao dây chuyền chế biến mật ong Bạc hà của Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Bình An (xã Quản Bạ).

Cũng như hộ kinh doanh Phạm Xuân Tâm tại xã Vĩnh Tuy, tỉnh Tuyên Quang, với đề án sản xuất ván bóc. Thiết bị tiên tiến đã giúp tăng công suất gấp nhiều lần so với trước, đồng thời giảm đáng kể chi phí nhân công và tổn thất nguyên liệu, từ đó tăng hiệu quả kinh tế cho đơn vị.

Có thể khẳng định, hiệu quả từ các đề án khuyến công, Trung tâm KC-XT Công thương Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai thực hiện các đề án hỗ trợ giải pháp kỹ thuật và trang thiết bị máy móc, từ đó giúp giải quyết việc làm cho lao động địa phương, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm địa phương trên thị trường.

Quan trọng hơn, chương trình khuyến công đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân và doanh nghiệp nhỏ, từ thủ công, manh mún sang sản xuất công nghiệp, bài bản, và có định hướng thị trường, nhất là địa bàn còn nhiều khó khăn như tỉnh Tuyên Quang.

Bài, ảnh: Lê Lâm


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm: Vẫn còn thách thức
Nếu làm tốt công tác quản lý, lạm phát trung bình năm nay được dự báo vẫn sẽ đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
14/07/2025
73% hộ kinh doanh thiếu kiến thức, kỹ năng khi triển khai hóa đơn điện tử
Đó là kết quả khảo sát do VCCI thực hiện trong tháng 6-2025 với các hộ và cá nhân kinh doanh... Từ đó, VCCI cho rằng, việc đồng hành của cơ quan quản lý sẽ giúp hộ kinh doanh ổn định và phát triển trên môi trường số.
14/07/2025
Đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống thanh toán
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tích cực triển khai các chương trình chuyển đổi số và bảo đảm an ninh hệ thống thanh toán. Việc đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống được cho là sẽ tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.
13/07/2025
Giá vàng ngày 12/7: Vàng nhẫn, vàng miếng đồng loạt tăng 500 nghìn đồng mỗi lượng
Giá vàng thế giới hôm nay (12/7) tiếp đà đi lên, được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn gia tăng trước những bất ổn của kinh tế toàn cầu, giao dịch ở mức 3.354,88 USD/ounce. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn SJC cùng tăng mạnh 500 nghìn đồng mỗi lượng, giao dịch lần lượt ở mức 121,5 triệu đồng/lượng và 117,5 triệu đồng/lượng.
12/07/2025