Tổng kết mô hình thâm canh lê thuộc Dự án phát triển cây ăn quả ôn đới gắn với du lịch sinh thái

21:15, 09/07/2025

Ngày 9-7 tại xã Đồng Văn, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình thâm canh cây lê, thuộc Dự án “Xây dựng mô hình dự án mẫu trồng, thâm canh cây ăn quả ôn đới gắn với phát triển du lịch sinh thái tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”.

Các đại biểu tham quan mô hình trồng lê của gia đinh ông Trần Minh Chi, tổ 7, xã Đồng Văn
Các đại biểu tham quan mô hình trồng lê của gia đinh ông Trần Minh Chi, tổ 7, xã Đồng Văn.

Tham dự có lãnh đạo các xã vùng dự án: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, cùng các hộ dân tham gia mô hình trồng lê tại địa phương.

Theo đó, trong giai đoạn năm 2023 - 2025, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng 1 mô hình thâm canh lê, quy mô 3 ha với 5 hộ tham gia. Theo đánh giá, năng suất quả trung bình đạt 52,9 tạ/ha, cao hơn đại trà 6,1 tạ/ha; quả có mẫu mã đẹp, đồng đều hơn so với ngoài mô hình do thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh cây lê từ các khâu chăm sóc, thâm canh, cung cấp phân cân đối về dinh dưỡng, bón đúng cách, đúng thời điểm, bọc quả, kết hợp kiểm soát tốt sâu bệnh.

Giá bán bình quân 30.000 đồng/kg, giá trị thu nhập đạt trên 158 triệu đồng/ha, trừ chi phí đầu tư mỗi ha lê thu được lợi nhuận trên 94 triệu đồng. Hiệu quả kinh tế tăng 16,2% so với trồng đại trà. Trong quá trình triển khai dự án, Trung tâm Khuyến nông cũng thành lập 1 tổ/nhóm sản xuất liên kết với 20 thành viên, kết nối với doanh nghiệp, hợp tác xã bao tiêu sản phẩm thực hiện thu mua quả tươi. 

Tại buổi tổng kết, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình triển khai mô hình, đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. 

Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu đã đi thực tế tham quan mô hình trồng lê gắn với phát triển du lịch sinh thái tại hộ ông Trần Minh Chi, tổ 7, xã Đồng Văn. Đây là một trong những mô hình điểm được triển khai hiệu quả, không chỉ mang lại giá trị kinh tế từ cây ăn quả mà còn tạo không gian xanh, thu hút du khách đến trải nghiệm du lịch nông nghiệp tại địa phương.

Việc triển khai dự án “Xây dựng mô hình dự án mẫu trồng, thâm canh cây ăn quả ôn đới gắn với phát triển du lịch sinh thái” tại các địa phương góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân vùng khó khăn về việc sản xuất cây ăn quả ôn đới theo hướng tập trung, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong các khâu chăm sóc, tạo cảnh quan để thu hút du khách đến tham quan, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Dự án kỳ vọng sẽ tạo ra thương hiệu lê vùng cao mang bản sắc riêng, có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và bảo tồn cảnh quan, bản sắc văn hóa địa phương.

Tin, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển lâm nghiệp bền vững - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
BHG - Hà Giang là một trong những địa phương có tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, khoảng 59%, tương đương với diện tích có rừng là 470.103,0 ha. Rừng đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giữ nước và hạn chế thiên tai; rừng cũng là động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh ta, tạo sinh kế cho người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhằm bảo vệ và phát huy tiềm năng, thế mạnh của rừng, ngày 10.10.2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-TU về phát triển lâm nghiệp bền vững (Nghị quyết 16).
30/11/2024
Toàn tỉnh trồng được gần 615 nghìn cây xanh dịp Xuân Ất Tỵ 2025
BHG - Thực hiện chương trình Tết trồng cây năm 2025, từ ngày 3.2 (tức mùng 6 Tết) đến 28.2, toàn tỉnh trồng được gần 615 nghìn cây xanh, trong đó có hơn 502 nghìn cây lâm nghiệp và trên 112 nghìn cây cảnh quan.
28/02/2025
Tăng cường tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
BHG - Nhận thức tầm quan trọng và giá trị của rừng đối với các hoạt động phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường sinh thái, Chi cục Kiểm lâm tỉnh luôn chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân dân về trồng rừng và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng (BVR). Nhờ đó tình trạng chặt phá rừng đã được hạn chế, nhiều cánh rừng tái sinh, góp phần vào công cuộc phát triển KT - XH, giữ vững QP-AN.
25/02/2025
Nông dân khẩn trương thu hoạch lúa vụ Xuân
BHG - Do khí hậu ngày càng biến đổi phức tạp và để chủ động ứng phó với thời tiết bất thường, các đợt mưa kéo dài, bà con nông dân các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ Xuân theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu sản xuất nông nghiệp trong năm 2025.
24/05/2025