Bứt phá thương mại điện tử 2024Từ sau Covid 2019, xu hướng tiêu dùng thay đổi đóng góp lớn vào sự phát triển của thương mại điện tử. Người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Các chiến lược tiếp thị qua mạng xã hội, livestream bán hàng, các chương trình khuyến mãi, affiliate hấp dẫn góp phần không nhỏ trong việc thu hút người tiêu dùng. Đi cùng với sự phát triển của TMĐT là vô số cơ hội phát triển về công việc cũng như các kiếm tiền được mở ra. Nhiều cơ hội lớn cho cả doanh nghiệp và cá nhân với nhiều hình thức kiếm tiền từ các nền tảng này. Là người mua hàng cũng như là chủ shop Cây Rơm Cosmetic chuyên kinh doanh về các mặt hàng mỹ phẩm trên nhiều sàn thương mại điện tử hiện nay, đại diện shop chia sẻ: “Thương mại điện tử phát triển cho phép người mua cũng có thể trở thành người bán, làm affiliate hay kiếm tiền từ các sàn thương mại điện tử này.” Theo chia sẻ của chủ shop Cây Rơm Cosmetic, hiện các hình thức làm tiếp thị liên kết khá phổ biến, người mua có thể giới thiệu sản phẩm, làm nội dung quảng cáo để được nhận hoa hồng. Thêm vào đó, với hình thức này, nhiều chủ shop cũng không cần trực tiếp bỏ vốn nhập hàng mà có thể gắn link sản phẩm để được chiết khấu. Kiếm tiền từ sàn thương mại điện tử không hề đơn giảnDù mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, kiếm thêm thu nhập bằng nhiều hình thức khác nhau xong trên thực tế, để “làm giàu từ TMĐT” cũng không hề đơn giản. “Xu thế bây giờ là khách mua hàng online, nhiều người nghĩ cần đăng sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Tiktok rồi chạy quảng cáo là ra đơn, bán được hàng. Điều này là quan điểm sai lầm, khiến nhiều người gặp cú sốc khi bắt đầu” - chủ shop Cây Rơm Cosmetic tâm sự. Là người đã hoạt động kinh doanh trên các sàn TMĐT nhiều năm, chủ shop Cây Rơm Cosmetic cũng chia sẻ rằng việc kiếm tiền từ sàn thương mại điện tử không hề đơn giản. Chủ kinh doanh phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt, chi phí vận hành cao như phí hoa hồng, vận chuyển, quảng cáo, và áp lực từ việc quản lý tồn kho hiệu quả. Đồng thời, họ cần đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt để duy trì uy tín và lòng tin. Với những người làm affiliate, khó khăn nằm ở việc thu hút khách hàng giữa hàng loạt sản phẩm tương tự và đáp ứng các tiêu chí khắt khe từ sàn TMĐT để nhận hoa hồng. Cả hai nhóm đều phải không ngừng cập nhật chiến lược và kỹ năng để thích nghi với thị trường biến động. Ngoài ra, chủ shop Cây Rơm Cosmetic còn chỉ ra rằng, hiện nhiều shop lựa chọn hình thức làm tiếp thị liên kết để nhận hoa hồng như các KOL, KOC để giảm rủi ro khi bắt đầu nhảy vào TMĐT. Làm nhà bán hàng hay làm tiếp thị liên kếtChủ shop Cây Rơm Cosmetic chia sẻ: “Để bắt đầu với TMĐT có rất nhiều hình thức tham gia. Hai hình thức làm nhà bán hàng và làm tiếp thị liên kết (affiliate marketing) hiện khá phổ biến và câu hỏi của nhiều người là nên chọn hình thức nào. Thực tế, cả hai hình thức đều có ưu và nhược điểm rõ rệt, và quyết định lựa chọn còn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh và nguồn lực cá nhân.” Với kinh nghiệm cá nhân, đại diện Cây Rơm Cosmetic cho hay, làm nhà bán hàng mang lại tiềm năng xây dựng thương hiệu và lợi nhuận cao hơn. Bởi theo báo cáo của Statista năm 2023, doanh thu từ thương mại điện tử toàn cầu đạt 5,7 nghìn tỷ USD, trong đó các nhà bán hàng chiếm phần lớn. Tuy nhiên, điều này đi kèm với áp lực lớn về vận hành: quản lý kho bãi, đóng gói, và giao hàng. Ngược lại, tiếp thị liên kết được đánh giá là hình thức kiếm tiền trực tuyến phù hợp cho người ít vốn. Theo Affiliate Marketing Benchmark Report, đến năm 2024, ngành này ước tính đạt giá trị 12 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng hằng năm 10%. Người làm tiếp thị liên kết không cần lo quản lý sản phẩm hay tồn kho, chỉ cần sáng tạo nội dung và thúc đẩy doanh số qua đường liên kết. Tuy nhiên, chủ shop Cây Rơm Cosmetic cho biết hoa hồng trung bình chỉ chiếm 5-10% giá trị sản phẩm bán ra, đòi hỏi số lượng lớn giao dịch để đạt thu nhập ổn định. Cho lời khuyên về việc nên lựa chọn hình thức nào, chủ shop Cây Rơm Cosmetic cho hay cần cân nhắc kỹ. Đối với chủ kinh doanh, việc tối ưu hóa sản phẩm và tìm kiếm những ngách thị trường ít cạnh tranh là yếu tố quan trọng. Họ nên tập trung vào chất lượng, sự khác biệt và tận dụng công cụ phân tích để tối ưu chi phí quảng cáo. Bên cạnh đó, quản lý tồn kho hiệu quả và xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm sẽ giúp duy trì uy tín và lòng tin. Sử dụng công nghệ, chẳng hạn như phần mềm quản lý bán hàng, cũng là cách giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả vận hành. Đối với người làm affiliate, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp và đầu tư vào kỹ năng tiếp thị là yếu tố cốt lõi. Họ nên học cách sử dụng SEO, quảng cáo trên các nền tảng như Facebook, Google, và tạo nội dung giá trị để thu hút khách hàng. Đồng thời, việc xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên nội dung trung thực và chất lượng sẽ giúp tạo lòng tin và duy trì sự ổn định trong thu nhập. Chủ shop Cây Rơm Cosmetic chia sẻ: “Nếu bạn có vốn, đam mê tạo ra sản phẩm riêng và sẵn sàng đối mặt với những thách thức lớn, kinh doanh là lựa chọn đáng cân nhắc. Ngược lại, nếu muốn khởi đầu nhẹ nhàng hơn với rủi ro thấp, affiliate là con đường phù hợp, đặc biệt nếu bạn yêu thích tiếp thị và sáng tạo nội dung.” Cuối cùng, việc lựa chọn hướng đi phù hợp đòi hỏi sự cân nhắc giữa khả năng tài chính, kỹ năng cá nhân, và mục tiêu dài hạn. |
Làm nhà bán hàng hay làm tiếp thị liên kết - những chia sẻ từ chủ shop Cây Rơm Cosmetic
Thương mại điện tử len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Tuy nhiên, thương mại điện tử không phải chỉ có “màu hồng”, dù mở ra nhiều hình thức kiếm tiền xong để thành công thì không hề đơn giản.
Gửi phản hồi
In bài viết