Đôi nét về CV
CV (curriculum vitae) hay còn có tên gọi khác là sơ yếu lý lịch. Đây là văn bản tóm tắt các thông tin bao gồm: giới thiệu bản thân, năng lực, trình độ học vấn, kinh nghiệm và các kỹ năng liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Ngoài ra, Mẫu sơ yếu lý lịch còn được xem là “sợi dây kết nối” đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên. Từ đó, các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào CV làm cơ sở để đánh giá sự chuyên nghiệp, năng lực của các ứng viên và đưa ra quyết định lựa chọn phỏng vấn.
Điểm khác biệt giữa CV và sơ yếu lý lịch
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa CV và sơ yếu lý lịch. Thực tế cho thấy không có cơ sở cụ thể nào để phân biệt rõ ràng 2 khái niệm này. Tuy nhiên, nếu bạn có thời gian tìm hiểu, thì điểm khác biệt chính đó là cách gọi của người Thổ Nhĩ Kỳ và người Úc về CV. Người Thổ Nhĩ Kỳ gọi là CV và người Úc gọi là sơ yếu lý lịch.
Ở Việt Nam, để phân biệt CV và sơ yếu lý lịch thường phải dựa trên nội dung của 2 văn bản này. CV sẽ bao gồm các thông tin ngắn gọn, súc tích liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển. Ngược lại, sơ yếu lý lịch là một hồ sơ cần thiết khi muốn làm các thủ tục liên quan đến các vấn đề pháp lý. Trong sơ yếu lý lịch bao gồm các thông tin chi tiết như họ và tên, nghề nghiệp, quê quán của cá nhân, vợ/chồng, bố, mẹ,...
Bạn có thể xem thêm tại đây.
CV xin việc bao gồm những gì?
Thông tin cá nhân ứng viên
- Họ tên
- Ngày/tháng/năm sinh
- Thông tin liên hệ: Email, số điện thoại,…
- Ảnh đại diện chính diện của ứng viên
Mục tiêu nghề nghiệp
- Định hướng con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai
- Nếu bạn nêu mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn thì sẽ tạo được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
- Đề cập tới vị trí, công việc đang ứng tuyển để tăng tính thuyết phục
- Không nên copy, sao chép của người khác
Trình độ học vấn
- Thông tin về trường lớp Đại học, chuyên ngành, thời điểm nhập học và ra trường
- Điểm trung bình GPA cho toàn khóa học, điểm các chuyên ngành chính có liên quan tới vị trí ứng tuyển
- Liệt kê thêm những nghiên cứu khoa học, các đề án đã tham gia
Các khóa học thêm về kỹ năng, nghiệp vụ nếu có
Kinh nghiệm làm việc
- Các công ty, lĩnh vực kinh doanh đã làm việc
- Làm việc ở vị trí nào? Có chuyên môn gì?
- Mô tả trách nhiệm chính của công việc đó
- Nên liệt kê theo thứ tự thời gian, không đưa ra các công việc ngắn hạn (dưới nửa năm)
Kỹ năng đạt được
- Nêu những kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đã được học tập trong nhà trường
- Nêu những kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ đã được rèn luyện trong công việc
- Nêu những kỹ năng mềm khác
- Nên chọn lọc chi tiết có ảnh hưởng tới vị trí công việc đang nhắm tới
Kỹ năng viết CV xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng
Nếu bạn chưa có nhiều hiểu biết kỹ về CV bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về khái niệm này. Những kiến thức nền tảng cơ bản sẽ góp một phần không nhỏ trong quá trình ứng tuyển của bạn.
Ngoài các nội dung cần thiết có trong CV, bạn nên đặc biệt chú ý đến căn chỉnh form cho CV sao cho chuẩn. Mức căn chỉnh cụ thể là: Lề 1 inch, dãn dòng 1 - 1,15, font chữ Arial hoặc Verdana.
Về mặt trình bày, bạn có thể lựa chọn trình bày theo trình tự thời gian hoặc trình bày dựa vào các kỹ năng nổi bật của mình.
Để dễ dàng lọt vào mắt các nhà tuyển dụng bạn cần tìm hiểu trước các yêu cầu tuyển dụng mà bạn muốn ứng tuyển. Sau đó, không ngừng bổ sung các kỹ năng chuyên môn của mình trong thời gian phù hợp.
Cách tạo CV trên website mau - cv.com
- Truy cập trang web chính thức của mau - cv.com: Tại đây
- Lựa chọn mẫu CV phù hợp với ngành nghề bạn ứng tuyển
- Điền chính xác thông tin cá nhân của mình
- Nhập vị trí bạn muốn ứng tuyển
- Thông tin liên quan đến trình độ học vấn, chuyên môn
- Các kỹ năng mềm, kỹ năng tin học văn phòng, ngoại ngữ,....
- Đôi nét giới thiệu bản thân
- Định dạng Cv
- Kiểm tra lại và “Tải xuống”
Với những thông tin trên, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để bổ sung cho quá trình ứng tuyển của mình. Để có một bản CV ấn tượng hãy nỗ lực không ngừng bổ sung các kỹ năng cần thiết, phù hợp với các tiêu chí tuyển dụng hiện tại bạn nhé!
Gửi phản hồi
In bài viết