Đặt lợi ích chung lên trên hết
Đặt chân đến thôn Đèo Mon, xã Kháng Nhật (Sơn Dương) ai cũng xúc động khi nhắc đến chuyện “Nhà nước và Nhân dân cùng đồng lòng” để làm cây cầu vững chãi bắc qua dòng sông Phó Đáy thơ mộng. Cây cầu ấy không chỉ là niềm vui, là sự mong mỏi bao đời của người dân xã Kháng Nhật mà còn là hành động đẹp vì việc chung sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của nhiều gia đình ở đây. Đó là gia đình ông Nguyễn Hữu Quang đã chặt bỏ vườn cây ăn quả hơn 1.000 m2 để hiến đất làm cầu hay gia đình ông Nguyễn Hữu Thanh hiến hơn 400 m2 đất, gia đình ông Lại Thanh Thái hiến hơn 400 m2 đất…
Ông Nguyễn Hữu Quang cho biết: “Ông từng gắn bó cả tuổi trẻ với nghề lái đò, ông thấu hiểu những nhọc nhằn, trắc trở mà người dân nơi đây phải gánh chịu mỗi khi dòng sông trở mình vào mùa mưa lũ. Ngày trước, mỗi lần nước lũ lên, cả xã như bị cô lập. Học sinh không thể đến trường, người dân muốn sang bên kia sông buôn bán, thăm hỏi cũng vô cùng khó khăn. Nông sản làm ra nhiều khi đành ngậm ngùi nhìn úng thối vì không thể vận chuyển. Vậy nên khi tỉnh có chủ trương xây cầu thì ông không chút do dự và cả gia đình đều đồng ý hiến đất để Nhà nước xây dựng cây cầy mới…”.
Thầy giáo Bùi Mạnh Cường, trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang nhận Giấy khen của Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban nhân dân tỉnh vì có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025.
Mấy năm qua, cây cầu Đèo Mon đã đưa vào sử dụng, cuộc sống của người dân nơi đây đã thực sự đổi thay. Việc đi lại, giao thương trở nên dễ dàng, kinh tế địa phương nhờ đó cũng ngày càng khởi sắc. Hình ảnh người nông dân chở nông sản trên những chiếc xe máy, xe tải bon bon qua cầu đã quá đỗi ấm áp nơi vùng quê này.
Năm 2024, cơn bão Yagi (bão số 3) gây ra nhiều thiệt hại cho người dân ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Chứng kiến cảnh đồng bào gặp khó khăn, thiếu thốn, chị Ma Thị Hậu, Chủ tịch Hội LHPN xã Bình An (Lâm Bình) không thể ngồi yên. Với tinh thần tương thân tương ái, chị đã đứng ra kêu gọi chị em hội viên và bà con nhân dân trong xã cùng chung tay giúp đỡ những người gặp nạn.
Lời kêu gọi của chị Hậu đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng. Người góp gạo, người góp thịt, người mang lá dong từ vườn nhà đến. Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn 1.000 chiếc bánh chưng nghĩa tình đã được gói ghém cẩn thận, chứa đựng tấm lòng thơm thảo của người dân Bình An gửi đến đồng bào vùng lũ.
“Lúc đó, nhìn thấy cảnh bà con mình màn trời chiếu đất, tôi chỉ nghĩ phải làm một điều gì đó để chia sẻ bớt khó khăn với họ”, - chị Hậu tâm sự với ánh mắt đầy sẻ chia.
Hành động ấm áp của chị Ma Thị Hậu đã lan tỏa một thông điệp ý nghĩa về tình người, về sự sẻ chia trong cộng đồng. Trong cơn hoạn nạn, tinh thần “lá lành đùm lá rách” lại càng được thể hiện rõ nét, tô đậm thêm những giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc.
Những người thầy “truyền lửa”
Tại trường THPT Chuyên Tuyên Quang, thầy giáo Lương Ngọc Huyên đã dành trọn tâm huyết gần hai thập kỷ để ươm mầm cho những tài năng của quê hương cách mạng. Nhắc đến thầy, các thế hệ học sinh đều dành trọn sự kính trọng và biết ơn. Không chỉ là một người thầy giỏi về chuyên môn, thầy Huyên còn là người truyền lửa, khơi dậy niềm đam mê học tập và khám phá trong mỗi học trò.
Thầy Huyên đã trực tiếp dìu dắt biết bao thế hệ học sinh gặt hái những thành tích xuất sắc tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia. Những tấm huy chương, những giải thưởng cao quý của học trò là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tận tâm, trách nhiệm và phương pháp giảng dạy khoa học, hiệu quả của thầy.
Thầy giáo Lương Ngọc Huyên nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khiêm tốn chia sẻ về những thành công của mình, thầy Huyên cho rằng: “Đối với người giáo viên, niềm vui lớn nhất chính là sự trưởng thành và tiến bộ của học trò. Mỗi em học sinh đều có những tiềm năng riêng, việc của người thầy là phát hiện, bồi dưỡng và tạo điều kiện để các em phát huy tối đa khả năng của mình”.
Năm 2024, thầy Huyên vinh dự là một trong những giáo viên tiêu biểu của cả nước được gặp gỡ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đó là sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp không ngừng nghỉ của thầy cho sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên, với thầy, món quà ý nghĩa nhất vẫn là nụ cười rạng rỡ và những bước chân vững chắc của các em học sinh trên con đường chinh phục tri thức.
Thầy giáo Bùi Mạnh Cường, Phó khoa Điện - Điện tử - Công nghệ, trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Thầy Cường còn sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ những học sinh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Năm 2025 thầy là một trong 13 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 được nhận Giấy khen của Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban nhân dân tỉnh.
Những câu chuyện đẹp của ông Nguyễn Hữu Quang, thầy Lương Ngọc Huyên và chị Ma Thị Hậu chỉ là số nhỏ trong rất nhiều những tấm gương bình dị mà cao quý trên mảnh đất quê hương Tuyên Quang. Họ là những người con ưu tú của quê hương cách mạng, bằng những hành động cụ thể, thiết thực đã và đang hiện thực hóa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cuộc sống đời thường.
Những đóa hoa thơm lặng lẽ ấy không chỉ làm đẹp cho đời, mà còn lan tỏa những giá trị tốt đẹp, khơi dậy lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm trong cộng đồng. Họ chính là nguồn động lực, là niềm tự hào của Tuyên Quang trên hành trình xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp n
Gửi phản hồi
In bài viết