Một nghi thức quan trọng nhất trong lễ Cấp sắc là cấp pháp danh cho người thụ lễ, tên âm của người thụ lễ cũng được ghi luôn trong đó để khi chết về được với tổ tiên có một cái tên âm mới để giao tiếp với thế giới tâm linh, được tổ tiên phù hộ, soi sáng và che chở.
Trang phục truyền thống mặc trong lễ cấp sắc phải được gìn giữ cẩn thẩn, thường được người Dao dành để mặc trong những lễ, tết, đám cưới.
Cùng với việc chuẩn bị chu đáo các điều kiện để làm lễ cấp sắc như tiền bạc, trang phục, đồ cúng tế, mời các thầy cao tay… thì người được làm lễ cấp sắc phải kiêng kỵ nhiều điều.
Trước và trong và sau ngày làm lễ ít nhất 1 tuần, người được cấp sắc phải thực hiện một số điều kiêng kỵ như: Tuyệt đối không được sát sinh, vợ chồng phải ngủ riêng ít nhất 1 tuần. Không được ăn thịt hay thức ăn có mỡ, chỉ được ăn cơm với canh nhạt. Không được đến nhà không cùng dòng họ chơi, như vậy là vi phạm điều cấm của tổ tiên.
Trang phục truyền thống mặc trong ngày lễ cấp sắc phải là bộ mới, chưa mặc bao giờ. Khi thầy đến làm lễ thì người được cấp sắc mới được phép mặc bộ trang phục này. Sau lễ cấp sắc phải gìn giữ, trân trọng bộ trang phục như báu vật; tuyệt đối không được cho ai mượn để mặc. Bởi người Dao quan niệm, nếu cho người khác mượn, không may người mượn sẽ không gìn giữ cẩn thận, hoặc làm những điều xấu sẽ làm ô uế người được cấp sắc, vi phạm những điều răn trong lễ cấp sắc. Vợ của người đàn ông được cấp sắc cũng phải tuân thủ những điều kiêng kỵ như người đàn ông. Họ cũng tuyệt đối không cho ai mượn trang phục và chỉ mặc vào những ngày lễ Tết. Đây cũng là bộ trang phục họ mặc khi về với tổ tiên.
Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc phải thực hiện nhiều điều kiêng kỵ. Ảnh Nguyễn Chính
Với ý nghĩa giáo dục lớn, cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng của đồng bào dân tộc Dao, thấm đẫm giá trị nhân văn. Nhưng điều răn, những điều kiêng kỵ trước, trong và sau lễ cấp sắc xét cho cùng đều hướng con người tới chân, thiện, mỹ.
Gửi phản hồi
In bài viết