Từ đôi tay tần tảo đến những chiếc chổi quê

11:07, 28/05/2025

BHG - Hơn 10 năm nay, trong căn nhà nhỏ tại tổ 10, thị trấn Nông trường Việt Lâm (Vị Xuyên), bà Bùi Thị Loan (58 tuổi) vẫn miệt mài bên những bó chít khô, cần mẫn, kết từng lớp để tạo nên những chiếc chổi chít bền đẹp, chắc tay.

Với bà, làm chổi không chỉ là kế sinh nhai mà còn là một phần không thể thiếu trong nhịp sống thường ngày. Chít được bà thu mua từ các vùng lân cận, sau đó phơi khô, chọn lọc kỹ rồi mới bắt tay vào làm. Mỗi chiếc chổi là cả một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và kiên trì.

Dẫu thu nhập từ nghề không cao, chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống, nhưng bà vẫn giữ nghề với một niềm vui giản dị: “Có việc làm là vui rồi, còn giữ được nghề nữa thì càng quý”.

Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công dần mai một, nghề làm chổi chít vẫn âm thầm tồn tại, lặng lẽ mang đến giá trị từ đôi tay lao động. Và những người như bà Loan, bằng sự chịu thương chịu khó, đang lặng lẽ giữ gìn một nét đẹp mộc mạc của quê hương.

Bà Bùi Thị Loan tranh thủ thời tiết khô ráo, đi lấy chít từ vùng đồi lân cận để chuẩn bị nguyên liệu làm chổi. Hơn 10 năm gắn bó với nghề, bà vẫn đều đặn tự tay thu gom, chọn lựa từng bó chít, giữ gìn một nghề truyền thống đã gắn bó với gia đình bao đời.
Bà Bùi Thị Loan tranh thủ thời tiết khô ráo, đi lấy chít từ vùng đồi lân cận để chuẩn bị nguyên liệu làm chổi. Hơn 10 năm gắn bó với nghề, bà vẫn đều đặn tự tay thu gom, chọn lựa từng bó chít, giữ gìn một nghề truyền thống đã gắn bó với gia đình bao đời.
Loại chít được lựa chọn là những bẹ chít đã già, vàng sậm, nguyên liệu chính để làm chổi chít. Chít được thu hái khi đủ độ tuổi, bẹ dài, chắc và không sâu bệnh, sau đó đem phơi khô hoặc cho vào lò sấy để se thành sợi. Đây là công đoạn đầu tiên nhưng quan trọng, quyết định độ bền và chất lượng của từng chiếc chổi.
Loại chít được lựa chọn là những bẹ chít đã già, vàng sậm, nguyên liệu chính để làm chổi chít. Chít được thu hái khi đủ độ tuổi, bẹ dài, chắc và không sâu bệnh, sau đó đem phơi khô hoặc cho vào lò sấy để se thành sợi. Đây là công đoạn đầu tiên nhưng quan trọng, quyết định độ bền và chất lượng của từng chiếc chổi.
Những bẹ chít khô sau khi phơi được bà Loan tỉ mỉ chọn lọc, loại bỏ phần quá ngắn, giòn gãy hoặc bị mốc. Từng bẹ chít đạt chuẩn sẽ được se thủ công thành sợi dài – công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì và kinh nghiệm lâu năm. Các sợi chít sau đó được bó lại gọn gàng theo từng kích cỡ, sẵn sàng cho bước kết chổi.
Những bẹ chít khô sau khi phơi được bà Loan tỉ mỉ chọn lọc, loại bỏ phần quá ngắn, giòn gãy hoặc bị mốc. Từng bẹ chít đạt chuẩn sẽ được se thủ công thành sợi dài – công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì và kinh nghiệm lâu năm. Các sợi chít sau đó được bó lại gọn gàng theo từng kích cỡ, sẵn sàng cho bước kết chổi.
Không chỉ dùng bẹ để làm sợi chổi, bà Loan còn tận dụng thân cây chít khô để làm cán. Thân được chẻ nhỏ, gọt nhẵn và phơi khô kỹ trước khi gắn với phần chổi đã kết. Nhờ sự tận dụng triệt để này, cây chít trở thành nguồn nguyên liệu “hai trong một” vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường.
Không chỉ dùng bẹ để làm sợi chổi, bà Loan còn tận dụng thân cây chít khô để làm cán. Thân được chẻ nhỏ, gọt nhẵn và phơi khô kỹ trước khi gắn với phần chổi đã kết. Nhờ sự tận dụng triệt để này, cây chít trở thành nguồn nguyên liệu “hai trong một” vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường.
Sau khi bó sợi chít sẽ tiến hành cuốn cổ chổi, công đoạn then chốt để tạo độ chắc chắn và thẩm mỹ cho chổi thành phẩm. Những vòng cuốn đều tay, chặt khít bằng dây mây và lạt giúp chổi bền, không bung lỏng khi sử dụng. Công đoạn này đòi hỏi sự chính xác và kinh nghiệm, là bước không thể thiếu để hoàn thiện sản phẩm thủ công truyền thống.
Sau khi bó sợi chít sẽ tiến hành cuốn cổ chổi, công đoạn then chốt để tạo độ chắc chắn và thẩm mỹ cho chổi thành phẩm. Những vòng cuốn đều tay, chặt khít bằng dây mây và lạt giúp chổi bền, không bung lỏng khi sử dụng. Công đoạn này đòi hỏi sự chính xác và kinh nghiệm, là bước không thể thiếu để hoàn thiện sản phẩm thủ công truyền thống.
Để đảm bảo độ bền và thuận tiện khi sử dụng, cán chổi được lựa chọn kỹ lưỡng. Những đoạn thân chít thẳng, chắc, không bị mối mọt hay nứt gãy được giữ lại, gọt sạch vỏ và phơi khô trước khi đưa vào lắp ráp. Lọc cán là công đoạn quan trọng nhằm tạo độ cứng cáp cho chổi và giúp người dùng cầm nắm chắc tay hơn. Sau đó tiến hành cắm áo - công đoạn gắn sợi chổi với cán để định hình toàn bộ cây chổi, sau đó cố định chặt bằng lạt giang. Đây là bước đòi hỏi sự khéo léo và lực tay vừa phải để chổi chắc chắn mà vẫn đảm bảo độ thẩm mỹ.
Để đảm bảo độ bền và thuận tiện khi sử dụng, cán chổi được lựa chọn kỹ lưỡng. Những đoạn thân chít thẳng, chắc, không bị mối mọt hay nứt gãy được giữ lại, gọt sạch vỏ và phơi khô trước khi đưa vào lắp ráp. Lọc cán là công đoạn quan trọng nhằm tạo độ cứng cáp cho chổi và giúp người dùng cầm nắm chắc tay hơn. Sau đó tiến hành "cắm áo" - công đoạn gắn sợi chổi với cán để định hình toàn bộ cây chổi, sau đó cố định chặt bằng lạt giang. Đây là bước đòi hỏi sự khéo léo và lực tay vừa phải để chổi chắc chắn mà vẫn đảm bảo độ thẩm mỹ.
Cán chổi được buộc bằng dây mây giúp gắn chặt phần cán với thân chổi, tạo sự chắc chắn và bền đẹp cho sản phẩm.
Cán chổi được buộc bằng dây mây giúp gắn chặt phần cán với thân chổi, tạo sự chắc chắn và bền đẹp cho sản phẩm.
Chân chổi được cắt cho đều trước khi thực hiện công đoạn đập cán để hoàn thiện sản phẩm.
Chân chổi được cắt cho đều trước khi thực hiện công đoạn đập cán để hoàn thiện sản phẩm.
Khi các công đoạn đã hoàn tất, bà Loan dùng chày đập nhẹ lên phần cán để nén chặt các bó chít và cố định toàn bộ cấu trúc chổi. Đây là bước cuối cùng giúp chổi bền chắc, không bị lỏng lẻo khi sử dụng. Mỗi cây chổi thành phẩm là kết tinh của sự khéo léo, tỉ mỉ và cả sức lực âm thầm của người thợ.
Khi các công đoạn đã hoàn tất, bà Loan dùng chày đập nhẹ lên phần cán để nén chặt các bó chít và cố định toàn bộ cấu trúc chổi. Đây là bước cuối cùng giúp chổi bền chắc, không bị lỏng lẻo khi sử dụng. Mỗi cây chổi thành phẩm là kết tinh của sự khéo léo, tỉ mỉ và cả sức lực âm thầm của người thợ.
Bà Bùi Thị Loan chia sẻ: “Gia đình tôi gắn bó với nghề làm chổi chít cũng hơn chục năm nay rồi. Ngày nào cũng vậy, cứ rảnh lúc nào là cả nhà lại quây quần bên nhau, se chít, bó chổi. Nghề này không giàu sang gì, nhưng cũng có đồng ra đồng vào, đủ trang trải cuộc sống. Mỗi năm, tôi làm được khoảng 20.000 cái chổi, bán 24.000 đồng một cái, trừ chi phí còn lãi khoảng 3.000 đồng. Chổi chủ yếu bán về Nam Định, Thái Bình… Dù lời lãi không nhiều, nhưng có việc làm là vui rồi, giữ được nghề cha ông để lại lại càng quý.”
Giữa nhịp sống hiện đại, hình ảnh bà Bùi Thị Loan cần mẫn bên những bó chổi chít mộc mạc là minh chứng cho sự bền bỉ, tận tụy và niềm yêu nghề của người lao động vùng cao. Không chỉ là kế sinh nhai, làm chổi chít với bà còn là cách giữ lửa cho một nghề truyền thống – nghề từ đôi tay, từ ký ức, và từ tình yêu dành cho quê hương.

Bà Bùi Thị Loan chia sẻ: “Gia đình tôi gắn bó với nghề làm chổi chít cũng hơn chục năm nay rồi. Ngày nào cũng vậy, cứ rảnh lúc nào là cả nhà lại quây quần bên nhau, se chít, bó chổi. Nghề này không giàu sang gì, nhưng cũng có đồng ra đồng vào, đủ trang trải cuộc sống. Mỗi năm, tôi làm được khoảng 20.000 cái chổi, bán 24.000 đồng một cái, trừ chi phí còn lãi khoảng 3.000 đồng. Chổi chủ yếu bán về Nam Định, Thái Bình… Dù lời lãi không nhiều, nhưng có việc làm là vui rồi, giữ được nghề cha ông để lại lại càng quý.”

Giữa nhịp sống hiện đại, hình ảnh bà Bùi Thị Loan cần mẫn bên những bó chổi chít mộc mạc là minh chứng cho sự bền bỉ, tận tụy và niềm yêu nghề của người lao động vùng cao. Không chỉ là kế sinh nhai, làm chổi chít với bà còn là cách giữ lửa cho một nghề truyền thống – nghề từ đôi tay, từ ký ức, và từ tình yêu dành cho quê hương.

Phóng sự ảnh: DIỆU ĐAN – NGUYỄN YẾM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lễ truy điệu và an táng hài cốt Liệt sỹ Linh Quang Giắng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên
Lễ truy điệu và an táng hài cốt Liệt sỹ Linh Quang Giắng tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên
28/05/2025
Sôi động giải thể thao thanh thiếu nhi tỉnh Hà Giang
Sôi động giải thể thao thanh thiếu nhi tỉnh Hà Giang
24/05/2025
Điểm tin thời sự trong tuần (từ 17.5 – 23.5)
BHG - Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi chương trình điểm tin thời sự trong tuần của Báo Hà Giang điện tử
23/05/2025
Đảm bảo an toàn cho người dân trong vùng có nguy cơ sạt lở
Đảm bảo an toàn cho người dân trong vùng có nguy cơ sạt lở
23/05/2025