Cộng đồng người Tày đã được ghi vào sử sách thời Minh Mệnh. Trong ảnh, người Tày ở thôn Bản Ba, xã Trung Hà, Chiêm Hóa phát triển du lịch Homestay.
Thự lý Tuần phủ Tuyên Quang là Nguyễn Hữu Khuê lại về cung chức với nguyên hàm Bố chánh, Thăng Nguyễn Đôn Tố Án sát Tuyên Quang lên thự Bố chánh Thái Nguyên. Điều bổ: Phạm Phổ, Hộ bộ Lang trung làm Án sát Tuyên Quang. Phó lãnh binh Hải Dương là Trần Hữu Án làm lãnh binh Tuyên Quang.
Năm Minh Mệnh thứ 14 (1833): Bố chánh Tuyên Quang là Nguyễn Hữu Khuê làm Bố chánh Hải Dương. Án sát Tuyên Quang là Phạm Phổ làm Bố chánh, Thân Văn Quyền bổ đi Án sát Tuyên Quang; sau đó về Kinh; Giám sát Ngự sử đạo Hà - Ninh là Lê Bỉnh Trung thăng thự Án sát Tuyên Quang.
Trống đồng, tìm thấy năm 2002 ở xã Thiện Kế, huyện Sơn Dương, có niên đại cách đây khoảng 4000 năm.
Trong năm Minh Mệnh thứ 14, còn nhiều tên tuổi được sử sách nhắc đến như: Lãnh binh Tuyên Quang Phan Đức Đức; Thổ tri châu châu Bạc Lạc, tỉnh Tuyên Quang Nông Văn Vân; Bố chánh tỉnh Tuyên Quang Phạm Phổ. Thời kỳ này, Lê Văn Đức được ghi lại với chức danh: Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên, Tổng đốc Tiễu bộ Tuyên Quang thổ phỉ quân vụ...
Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834): Thổ ty Ma Doãn Thản, Quan tỉnh là Trần Ngọc Lâm và Hỗ Sĩ Lâm. Nguyễn Văn Long, Phó Quản cơ cơ Trung hùng thuộc Hữu quân là bộ biền ở tỉnh Tuyên Quang. Tham tán Nguyễn Công Trứ, Lãnh binh là Trần Hữu Yến, Nguyễn Văn Quyền, Trần Văn Lộc, Vệ úy Tô Huệ Vân.
Công cụ đồ đá cũ, tìm thấy năm 1990 ở xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa, có niên đại cách đây khoảng 10.000 năm.
Thời kỳ này, Lê Văn Đức tiếp tục giữ các chức vụ: Tổng đốc quân vụ đạo Tuyên Quang, Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên sau đó bị giáng chức, kết tội. Bố chánh Tuyên Quang Trần Ngọc Lâm cũng bị giáng chức sau đó được khai phục nguyên hàm, về tỉnh cung chức. Bên cạnh đó, nhiều người bị giáng chức như: Trân Hữu Án, Hồ Sĩ Lâm, Nguyễn Văn Quyền... Truy xét tội của Phạm Phổ, Lê Bỉnh Trung, Trần Hữu Án ở Tuyên Quang.
Cũng trong năm 1834, nhiều tên tuổi được ghi lại: Đặng Văn Thống, Án sát Quảng Trị làm Án sát Tuyên Quang kiêm làm công việc Bố chánh; Phạm Văn Điển Đề đốc quân vụ, nguyên Phó Quản cơ cơ Tuyên Quang; Nguyễn Vưn Thọ làm Phó vệ úy vệ Tuyên Quang; Thổ Tri phủ lĩnh Tri châu Đại Man là Nguyễn Văn Biểu; Chánh đội trưởng các đồn Phước Nghi là Ma Doãn Dưỡng; Phó Quản cơ Hậu hùng Nguyễn Văn Sự; Suất đội Phạm Văn Khai; Lãnh binh Tuyên Quang Phùng Hữu Hòa; Quản cơ Trung hùng Nguyễn Văn Long và Phó Quản cơ Nguyễn Văn Phượng; Nguyễn Khắc Khoan, gia hàm Thổ Tri huyện Thu Châu,...
Năm Minh Mệnh thứ 16 (1835): Đề đốc Phạm Văn Điển sau đó chuẩn cho tấn phong làm Tín Võ Bá, Tổng thống Tạ Quang Cự chuẩn cho tấn phong là Vũ Lao Bá và Tổng đốc Lê Văn Đức đạo Tuyên Quang đặc biệt ấn phong làm Ân Quang tử. Cai tổng huyện Để Định là Nông Tĩnh Hòa, Vua đặc cách truy tặng Chánh bát phẩm thiên hộ. Bố chánh Trần Ngọc Lâm, Án sát Tuyên Quang Nguyễn Văn Liễn. Tham tán Nguyễn Công Trứ, Lê Văn Thụy, Nguyễn Tiến Lâm và Hồ Hựu. Lãnh binh Tuyên Quang Nguyễn Văn Quyền.
Công cụ đồ đá mới, tìm thấy năm 1956 ở xã An Khang, huyện Yên Sơn, có niên đại cách đây khoảng 6000 năm.
Quyền sung Phó Vệ úy Tả vệ Quảng Trị là Nguyễn Xuân Cát đổi làm trảm giam hậu. Chánh đội trưởng Ma Doãn Đô quyền lĩnh việc Thổ Tri huyện Vĩnh Điện, Ma Doãn Cung làm Bang biện huyện vụ, Đội trưởng Nguyễn Văn Cần quyền lĩnh việc Thổ Tri huyện Để Định, Nông Đình Phan làm Bang biện huyện vụ. Hoàng Kim Quỳ, Mai Văn Đạo ở lại giữ đồn An Biên. Ngự sử Đặng Kim Giám.
Trong năm 1835, có Quan tỉnh là Trần Ngọc Lâm, Phó Vệ úy Tả vệ Tuyên Quang là Phạm Văn Khai, Quản cơ cơ Tả hùng là Trần
Văn Ái cùng Thổ Tri phủ lĩnh Tri châu Chiêm Hóa là Nguyễn Văn Biểu. Phó Lãnh binh Sơn Tây là Hoàng Trung Hậu làm Phó Lãnh binh Tuyên Quang; Phó Lãnh binh Tuyên Quang Nguyễn Đăng Khánh làm Phó Lãnh binh Sơn Tây. Thự Bố chánh Trần Ngọc Lâm.
P.V
(Theo sách Tuyên Quang trong Đại Nam thực lục)
Gửi phản hồi
In bài viết