Đức công bố thời điểm diễn ra cuộc họp mới của nhóm Ramstein

13:59, 13/07/2025

Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine (UDCG), hay còn gọi là Ramstein, sẽ tổ chức cuộc họp tiếp theo trong vòng 10 ngày tới theo hình thức trực tuyến, tờ RBC-Ukraine dẫn lời Thiếu tướng Christian Freuding của Quân đội Đức cho biết ngày 12-7.

Một cuộc họp của Ramstein. Ảnh: Getty
Một cuộc họp của Ramstein. Ảnh: Getty

Ông Freuding, điều phối viên chính về viện trợ quân sự của Đức cho Ukraine, đã có mặt tại Kiev ngày 12-7. Ông đã tổ chức một cuộc họp báo và xác nhận cuộc họp sắp tới của Ramstein. Theo vị tướng này, cuộc họp sẽ diễn ra tại Đức và được tổ chức trực tuyến trong vòng 10 ngày tới, đồng thời lưu ý, cuộc họp sẽ do Vương quốc Anh và Đức chủ trì, như các cuộc họp Ramstein trước đây.

Nhóm Ramstein, là liên minh gồm hơn 50 quốc gia do Mỹ khởi xướng, đã nhất trí hỗ trợ Ukraine phòng thủ trước các cuộc tấn công của Nga.

Cuộc họp đầu tiên của nhóm diễn ra vào ngày 26-4-2022, tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, nơi mà nhóm này lấy tên. Trong khuôn khổ Ramstein, nhiều quyết định đã được đưa ra để phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine.

Nhờ những nỗ lực của nhóm này, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã nhận được hệ thống HIMARS, hệ thống phòng không Patriot, xe tăng chiến đấu Leopard 2 và Abrams, cùng nhiều vũ khí khác.

Cuộc họp Ramstein gần đây nhất được tổ chức vào ngày 4-6. Đây là lần đầu tiên kể từ khi nhóm này thành lập, không có đại diện Mỹ tham dự.

Trong diễn biến liên quan, cùng ngày, theo The Times, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ ủng hộ đề xuất của Thượng viện về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, đó là áp thuế 500% lên tất cả hàng hóa từ các quốc gia mua dầu của Nga. Nếu được thông qua, các biện pháp trừng phạt này sẽ tương đương với lệnh cấm vận toàn cầu đối với dầu mỏ của Nga.

Tờ The Times nhắc lại rằng, ông Trump trước đây đã tránh được các lệnh trừng phạt kinh tế mới đối với Nga, với hy vọng đàm phán với Tổng thống Vladimir Putin. Nhưng tuần này, giọng điệu của ông đã thay đổi đột ngột.

Trên thực tế, đây là các biện pháp trừng phạt thứ cấp, ít nhắm vào Nga mà nhắm nhiều hơn vào các khách hàng mua dầu hàng đầu của Nga. Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng. Các hạn chế này cũng có thể làm tê liệt đội tàu chở dầu ngầm của Nga, qua đó lách luật trừng phạt.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Việt Nam ủng hộ một giải pháp công bằng, toàn diện và lâu dài cho vấn đề Palestine
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ một giải pháp công bằng, toàn diện và lâu dài cho vấn đề Palestine, trong đó có việc thành lập một Nhà nước Palestine độc lập và có chủ quyền.
12/07/2025
Lebanon chưa xem xét bình thường hóa quan hệ với Israel
Lebanon muốn chấm dứt tình trạng thù địch với Israel nhưng sẽ không ký bất kỳ thỏa thuận nào về bình thường hóa quan hệ.
12/07/2025
Liên hợp quốc chỉ trích Houthi leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ
Tổng thư ký Liên hợp quốc khẳng định, các cuộc tấn công do Houthi thực hiện gần đây đang đe dọa đến an ninh hàng hải của Biển Đỏ.
12/07/2025
EU gây sức ép, yêu cầu Israel cải thiện tình hình viện trợ ở Gaza
Arabnews dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang gây sức ép, buộc Israel cải thiện tình hình viện trợ nhân đạo ở Gaza.
12/07/2025