EU sẽ công bố các đề xuất trừng phạt đối với Israel

06:26, 07/07/2025

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Kaja Kallas sẽ công bố các lựa chọn trừng phạt đối với Israel liên quan đến hoạt động quân sự của nước này tại Dải Gaza vào giữa tháng 7.

Người dân Palestine tập trung tại một điểm phân phối viện trợ của GHF. Ảnh: RTE
Người dân Palestine tập trung tại một điểm phân phối viện trợ của GHF. Ảnh: RTE

Một số kịch bản được cho là đang được xem xét, bao gồm việc đình chỉ toàn bộ hoặc một phần Hiệp định Hiệp hội EU - Israel và các lệnh trừng phạt đối với quan chức, quân nhân và công dân. Ngoài ra, EU có thể hạn chế thương mại với Israel, áp đặt lệnh cấm vận vũ khí hoặc đình chỉ hợp tác khoa học và kỹ thuật.

Tuy nhiên, việc EU đình chỉ Hiệp định Hiệp hội với Israel chỉ có thể thực hiện được khi có sự ủng hộ nhất trí từ các quốc gia thành viên. Do đó, rất có thể EU sẽ tự giới hạn trong các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân cụ thể, như Australia, Vương quốc Anh, Canada, New Zealand và Na Uy đã làm.

Các bộ trưởng ngoại giao EU dự kiến ​​sẽ thảo luận về các đề xuất này vào ngày 15-7.

Liên quan đến xung đột ở Dải Gaza, Quỹ Nhân đạo Gaza (GHF) do Israel và Mỹ hậu thuẫn thành lập chưa đầy 6 tuần, nhưng đã vướng vào nhiều tranh cãi. Kể từ khi GHF bắt đầu hoạt động, các tổ chức quốc tế ước tính hơn 600 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương gần bốn địa điểm phân phối viện trợ do GHF điều hành.

Các quan chức Israel và Mỹ cho biết, quỹ nhân đạo do các nhà thầu Mỹ điều hành, được thiết lập để ngăn chặn viện trợ rơi vào tay lực lượng Hamas và đã kêu gọi Liên hợp quốc và các cơ quan khác hợp tác. Nhưng Liên hợp quốc phủ nhận việc chuyển hướng viện trợ khỏi mạng lưới phân phối lâu đời của mình và mô tả tổ chức này là một "cái bẫy chết người" đã "biến viện trợ thành vũ khí" .

Hôm 1-7, 170 tổ chức từ thiện và nhân đạo, bao gồm Oxfam, Save the Children và Amnesty International, đã kêu gọi đóng cửa GHF, với lý do các vụ xả súng "thường xuyên" và "các vụ thảm sát liên tiếp bất chấp luật nhân đạo quốc tế".

Chính quyền Thụy Sĩ đã ra lệnh đóng cửa văn phòng của quỹ này tại Geneva. Nhưng mục sư Johnnie Moore, hiện là Chủ tịch của GHF, đã cam kết rằng tổ chức vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cho biết các quốc gia trong đó có nhiều nước châu Âu, có thể sớm cam kết hỗ trợ công khai.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố không nhượng bộ về thuế quan
Trong thời điểm nước rút để tránh nguy cơ Mỹ áp mức thuế lên tới 35% đối với hàng hóa Nhật Bản, Thủ tướng Shigeru Ishiba nói rõ rằng ông sẽ không “dễ dàng nhượng bộ” trong đàm phán thương mại với Washington.
07/07/2025
Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng về vòng đàm phán tiếp theo với Mỹ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, hiện chưa có lịch cụ thể cho vòng đàm phán tiếp theo giữa Nga và Mỹ, song hai bên vẫn duy trì kênh trao đổi thường xuyên để tháo gỡ những bất đồng còn tồn tại.
07/07/2025
Đảng Cộng sản Cuba kiên định lãnh đạo đất nước vượt qua thách thức, hướng tới tương lai
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, trong không khí đoàn kết và quyết tâm cao, ngày 4-5/7, Đảng Cộng sản Cuba (PCC) đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ X của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại thủ đô La Habana.
05/07/2025
Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ thêm 3 thị trưởng các thành phố miền nam
Chiều 5-7 (giờ Việt Nam), truyền thông quốc tế đưa tin, thị trưởng của 3 thành phố lớn tại miền nam Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắt với nhiều cáo buộc khác nhau.
05/07/2025