Xuân và tuổi trẻ - Dấu ấn với nhạc sĩ La Hối
Hai nhạc sĩ La Hối và Lê Trọng Nguyễn có thể xem là những huyền thoại trong âm nhạc, với hai tác phẩm nổi tiếng "Xuân và Tuổi trẻ" và "Nắng chiều". Giai điệu của hai bài hát này đã trở thành một phần không thể thiếu trong tâm hồn của nhiều người yêu nhạc và là nguồn tự hào của vùng đất Quảng Nam, nơi đã sinh ra nhiều tài năng văn hóa. Những câu chuyện kỳ diệu về những bản nhạc này vẫn tiếp tục tồn tại và lan truyền đến ngày nay.
“Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngày hoa tươi sáng,...”
Chắc hẳn đây mãi là giai điệu đi cùng năm tháng đối với thế hệ 8x, 9x trở về. Ca khúc được phổ nhạc bởi La Hối và lời ca của Thế Lữ. Thế Lữ thì đã quá nổi tiếng và quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng có ai biết La Hối cũng là một người nhạc sĩ tài hoa, đồng thời là người chiến sĩ kiên cường cầm súng chống phát xít Nhật những năm 1930 đến 1945. Chính ông là người đã soạn nên những nốt nhạc đầu tiên của bài hát Xuân và tuổi trẻ, một trong những bài hát hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của mình..
![]() |
La Hối - Cuộc đời cống hiến vì nghệ thuật, vì cách mạng của người nhạc sĩ tài hoa
Sinh năm 1920 tại Hội An, Lá Hối xuất thân trong một gia đình trung lưu xứ Quảng, phần lớn con cái trong nhà đều không bén duyên với con đương nghệ thuật. Ngay từ thuể thiếu thời, La Hối đã tỏ ra sự vượt trội hơn các bạn đồng trang lứa ở hầu hết các môn học, đặc biệt là âm nhạc. Với niềm đam mê mãnh liệt, ông tự học, tự mày mò và nghiên cứu âm nhạc phương Đông lẫn phương Tây. Chỉ mới 14 tuổi, cậu bé này đã tập tành sáng tác với những ca khúc đầu tay mang giai điệu vô cùng rộn ràng, vui tươi.
Trong thời gian từ năm 1936 đến 1938, chàng thanh niên xứ Quảng vào Sài Gòn để hoàn tất chương trình học vấn của mình. Có thể nói rằng, đây là giai đoạn quan trọng, được xem là cột mốc, đặt nền móng cho tương lai về sau của La Hối. Bởi lúc này, ông được gặp gỡ và giao lưu với nhiều giáo sư, nhạc sĩ dòng nhạc cổ điển phương Tây. Sau đó, ông về quê mở lớp dạy đàn và cùng những người anh em đồng chí hướng thành lập Hội yêu âm nhạc.
Với chức danh hội trường, ông chính là người đầu tiên đưa vào chương trình hoà tấu những ca khúc hành khúc cách mạng Việt Nam. Lúc bấy giờ, chương trình này chỉ phát nhạc ngoại quốc. Hành động này thực sự là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn cho cách mạng nước nhà. Ông cũng trự tiếp là thầy giáo hướng dẫn cho nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Lan Đài, Lê Trọng Nguyễn hay Dương Minh Ninh.
Trong cuộc kháng chiến chống Nhật, La Hối là một trong những đầu tàu tiêu biểu, nằm tỏng lực lưỡng lãnh đạo nòng cốt của tổ chức kháng phát xít. Ông đã đồng thời làm tốt 2 nhiệm vụ lớn lao, đó là chống Nhật và nghiên cứu âm nhạc Trung Hoa, đặc biệt là các ca khúc cổ vũ tinh thần hùng tráng.
Đến năm 1944, do sức ảnh hưởng của ông ngày càng lớn, La Hối bị hiến binh Nhật truy lùng ráo riết. Cuối cùng, tháng 5 năm 1945, ông đã bị bắt giữ cùng 10 đồng chí khác trong hội. Sau nhiều ngày tra tấn dã man, tàn bạo, người nhạc sĩ tài hoa đã bị phát xít đưa ra xử bắn. Năm ấy, La Hối vừa tròn 25 tuổi.
La Hối và ca khúc “Xuân và tuổi trẻ”
Về hoàn cảnh ra đời, ca khúc được sáng tác trong giai đoạn gay go của thời thế khi nhạc sĩ La Hối đang bị hiến binh Nhật theo dõi. Vì hoạt động chính trị nên hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn, nguy hiểm rình rập. Tuy nhiên, bằng tâm hồn nghệ sĩ không bị thế thời trói buộc, ông đã làm nên những giai điệu hết sức vui tươi, mang lại nguồn cảm hứng lớn, tràn trề tình yêu và khát vọng. Đó chính là ca khúc “Xuân và tuổi trẻ”.
Theo một số ý kiến của những người nghiên cứu âm nhạc, ban đầu, ca khúc này mới chỉ là nhạc chưa được viết lời. Sau đó, Diệp Truyền Hoa đã đặt lời hoa và mang đi trình diễn tại Hội An, quê hương của La Hối. Thế Lữ đã nghe và cảm nhận được tinh thần trong từng giai điệu. Và ngay sau đó, ông đã đích thân đến xin phép gia đình La Hối để được đặt lời Việt cho bài ca này. Và kể từ đó, ca khúc này đã trở thành giai điệu đi cùng năm tháng của nhiều thế hệ người Việt cho đến tận bây giờ.
Chỉ sau một thời gian ra mắt, ca khúc này đã thực sự tạo nên tiếng vang lớn đối với nền âm nhạc nước nhà. Trong những ngày kháng chiến, âm hưởng bài ca theo đoàn quân giải phóng vào tận chiến khu, vang xa tận hải ngoại. Với giai điệu tươi vui, ý nghĩa lắng đọng, hướng về tương lai, ngập tràn khát vọng, đây được xem như như những lời thôi thúc tuổi trẻ phải sống và cống hiến hết mình để không phí hoài thanh xuân.
Xuân và tuổi trẻ chính là một trong những ấn phẩm xuất sắc nhất của cuộc đời La Hối, mang tên tuổi của ông truyền mãi tới đời sau. Ca khúc này cứ thế trở thành biểu tượng, trở thành âm hưởng bất hủ trong lòng người dân Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc