Giáo sư Sử học Lê Văn Lan cho ý kiến tại cuộc họp.
Dự họp có Giáo sư Sử học Lê Văn Lan; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Yên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam; lãnh đạo UBND thành phố; Công ty cổ phần Tập đoàn T&T; lãnh đạo UBND phường Nông Tiến, xã Tràng Đà.
Dự án này đã được UBND tỉnh cho chủ trương xây dựng ngày 22/1/2023, do Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa thành phố Tuyên Quang làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư xây dựng dự kiến trên 3,8 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Tập đoàn T&T tài trợ. Dự án được thực hiện từ năm 2023-2024. Quy mô đầu tư xây dựng gồm: Hạ giải, di chuyển các tảng đá mồ côi, bụi cây, tạo mặt bằng thi công và lối đi để vận chuyển vật liệu công trình; xây dựng Cung Chầu và tôn tạo các công trình phụ trợ... Các đại biểu đã nghe báo cáo về hiện trạng các di tích đền Ghềnh Quýt, đền Pha Lô, đền Mỏ Than (TP Tuyên Quang); mục tiêu, quy mô, địa điểm, dự kiến tổng mức đầu tư các dự án; thời gian và phương thức thực hiện...
Tại cuộc họp, Giáo sư Sử học Lê Văn Lan nhấn mạnh, thành phố cần lưu tâm đến lớp tín ngưỡng thờ thần núi, đây là một cơ sở quan trọng để tìm hiểu và khẳng định chủ đề tín ngưỡng thờ cúng. Bên cạnh đó, cần xem xét lại các tên gọi, thuật ngữ. Đồng thời, cần chú ý và thống nhất việc bày biện, sắp xếp vị trí các lớp, lan của các thần linh theo đúng chủ đề tín ngưỡng...
Lãnh đạo UBND thành phố đã tiếp thu các ý kiến nêu trên để tổ chức thực hiện hiệu quả, nghiêm túc.
Gửi phản hồi
In bài viết