65 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22.12.1944 - 2009), 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 2009)

17:52, 11/12/2009

L.T.S: Nhân dịp kỉ niệm 65 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22. 12. 1944-2009), 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22. 12. 1989- 2009), Báo Hà Giang xin giới thiệu tóm tắt truyền thống 65 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 20 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và truyền thống 62 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT Hà Giang.


I. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, cùng toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1944 -1954 )


1. Quá trình thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ý nghĩa Ngày hội QPTD.

Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã quán triệt sâu sắc luận điểm của CNMLN về bạo lực cách mạng của giai cấp vô sản mà cốt lõi nhất là: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, đề ra đường lối xây dựng lực lượng lãnh đạo và phát huy sức mạnh của cả dân tộc để tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng XHCN ở Việt Nam. Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng, tất yếu phải tổ chức lực lượng vũ trang cách mạng.


Luận cương tháng 10/1930 của Đảng chỉ rõ nhiệm vụ “vũ trang cho công nông”, “lập quân đội công nông” và tổ chức “đội tự vệ công nông”.


Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, từ lực lượng khởi nghĩa công nông, đội tự vệ công nông ra đời (đội tự vệ đỏ) là hạt nhân đầu tiên của LLVT cách mạng của đội quân cách mạng ở Việt Nam.


Trước sự thay đổi của tình hình thế giới, tháng 9. 1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, cách mạng Việt Nam chuyển hướng chiến lược, đặt nhiệm vụ trọng tâm là giải phóng dân tộc, tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong phong trào đánh Pháp đuổi Nhật, các cuộc khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh du kích đã diễn ra ở nhiều địa phương. Hàng loạt tổ chức vũ trang lần lượt được thành lập và phát triển mạnh mẽ trong phong trào cách mạng, như: Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân... sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, đòi hỏi cách mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc. Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 22.12.1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (TTGPQ) được thành lập theo Chỉ thị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại khu rừng nằm giữa 2 tổng Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và đó cũng là tiền thân của QĐND Việt Nam. Trong Chỉ thị thành lập đội Việt Nam TTGPQ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Tên: Đội Việt Nam TTGPQ, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự, lấy tuyên truyền làm nhiệm vụ chủ yếu. Đội Việt Nam TTGPQ là đội quân đàn anh, mau chóng có những đội quân đàn em khác”. “Tuy lúc đầu qui mô còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi đầu của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ bắc chí nam, khắp đất nước Việt Nam chúng ta”.


Tháng 4. 1945, Hội nghị quân sự Bắc kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong cả nước, thành lập Việt Nam giải phóng quân. Cách mạng tháng 8 thành công, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc quân, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam, năm 1946. Đến năm 1950, được đổi tên là Quân Đội Nhân Dân(QĐND) Việt Nam là quân đội mang bản chất giai cấp công nhân, một quân đội của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự ra đời của QĐND Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và nguyện vọng của nhân dân ta. Ngày 22.12.1944, ngày thành lập Việt Nam TTGPQ, được lấy làm ngày truyền thống của QĐND Việt Nam.


Ngày 17. 10.1989, theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) quyết định lấy ngày thành lập QĐND Việt Nam 22.12.1944, đồng thời là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Đây là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển mới của LLVT nhân dân, của cách mạng Việt Nam, đồng thời thể hiện quan điểm của Đảng ta một cách cụ thể, rõ ràng rằng: quân đội ta là quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân mà quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt.

(Còn nữa)

(Theo tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên Giáo Tỉnh uỷ vàBộ CHQS tỉnh Hà Giang)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong phong trào “Tuổi cao - gương sáng” toàn tỉnh lần thứ II giai đoạn (2004 - 2009)
HGĐT- Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Hà Giang vừa long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong phong trào “Tuổi cao – gương sáng” toàn tỉnh lần thứ II giai đoạn (2004 – 2009) và tổng kết công tác Hội năm 2009.
11/12/2009
Ký kết phối hợp hoạt động giữa Liên minh HTX tỉnh với Báo Hà Giang, Sở Công thương và Hội CCB tỉnh
HGĐT- Ngày 7.12, Liên minh HTX tỉnh tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động với các cơ quan: Báo Hà Giang, Sở Công thương và Hội Cựu Chiến binh tỉnh. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo Báo Hà Giang, Sở Công thương, Hội CCB tỉnh và đông đảo cán bộ các phòng, ban của cơ quan các bên…
09/12/2009
UBND tỉnh gặp mặt nhóm tư vấn DaniDa - Đan Mạch
HGĐT- Chiều 7.12, tại phòng họp 401, trụ sở Văn phòng UBND tỉnh, UBND tỉnh đã có buổi gặp mặt với nhóm tư vấn DANIDA - Đan Mạch về việc hỗ trợ xây dựng Dự án thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thị xã Hà Giang.
09/12/2009
Khai mạc kỳ họp 14 - HĐND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2004-2011
Toàn cảnh kỳ họp. Ảnh: Đức DũngHGĐT- Sáng ngày 8.12, tại Hội trường lớn Tỉnh ủy, kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khoá XV chính thức khai mạc. Đến dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo có đồng chí Hoàng Minh Nhất, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XII đơn vị tỉnh Hà Giang.
09/12/2009