Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang tham gia thảo luận tổ

18:00, 16/05/2025

BHG - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 16.5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy Kỳ họp Quốc hội. Tại tổ 6, các đại biểu Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang tham gia nhiều ý kiến vào các dự án luật và dự thảo nghị quyết của Quốc hội.

Đại biểu Phạm Thúy Chinh tham gia thảo luận. Ảnh: CTV
Đại biểu Phạm Thúy Chinh tham gia thảo luận. Ảnh: CTV

Góp ý vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy Kỳ họp Quốc hội, đại biểu Phạm Thuý Chinh nhấn mạnh rằng ĐBQH chính là đối tượng áp dụng trực tiếp của nội quy này. Do đó, việc đóng góp ý kiến ngay tại kỳ họp là điều cần thiết, bởi sau này chính các đại biểu sẽ là người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quy định được thông qua.

Liên quan đến thời gian phát biểu, đại biểu cho rằng 7 phút hiện nay là chưa đủ, nhưng vẫn là mức tối thiểu hợp lý để trình bày đầy đủ ý kiến về một chính sách. Nếu rút xuống còn 5 phút sẽ khiến các đại biểu gặp nhiều khó khăn trong việc thể hiện quan điểm. Đề xuất được đưa ra là giữ nguyên thời lượng phát biểu 7 phút, phát biểu lần hai là 3 phút, như quy định hiện hành.

Ngoài ra, đại biểu cũng đồng tình với việc Đoàn Chủ tịch có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian phát biểu trong trường hợp cần thiết khi có quá nhiều đại biểu đăng ký phát biểu về cùng một nội dung.

Về quy trình giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, đại biểu ủng hộ phương án 1 trong dự thảo – theo đó, cơ quan chủ trì trình dự thảo sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu. Điều này nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa Nội quy Kỳ họp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Trong quy định tại khoản 2, Điều 27, đại biểu cho rằng nội dung đang được trình bày chưa khoa học, đề nghị xem xét lại để rõ ràng vai trò của Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan chuyên môn trong việc tổng hợp ý kiến.

Đại biểu Tráng A Dương phát biểu thảo luận. Ảnh: CTV
Đại biểu Tráng A Dương phát biểu thảo luận. Ảnh: CTV

Góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Tráng A Dương đã nêu nhiều ý kiến tập trung vào các vấn đề thực tiễn liên quan đến thẩm quyền của chính quyền cấp xã, hiệu lực văn bản sau sáp nhập đơn vị hành chính và tính liên tục trong áp dụng văn bản hướng dẫn.

Đại biểu cho rằng cần cân nhắc kỹ khi trao thẩm quyền ban hành quyết định cho UBND cấp xã để thực hiện việc phân cấp quy định tại khoản 4 Điều 1 của dự thảo, sửa đổi Điều 22. Theo đại biểu, UBND cấp xã là cấp chính quyền gần dân, nên tập trung vào việc trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thay vì được phân cấp thêm. Việc này nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến suy giảm hiệu quả quản lý nhà nước, gia tăng tầng nấc hành chính, gây chậm trễ trong giải quyết thủ tục.

Thay vì phân cấp, đại biểu đề xuất nên áp dụng hình thức phân công hoặc ủy quyền trong nội bộ UBND cấp xã, để vẫn bảo đảm tính linh hoạt mà không phát sinh thủ tục hành chính mới không cần thiết.

Liên quan đến khoản 18, Điều 1, về hiệu lực văn bản sau sáp nhập đơn vị hành chính, đại biểu đồng tình với quy định cho phép các văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành trước khi sáp nhập vẫn có hiệu lực đến ngày 1.3.2027. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý, cần có hướng dẫn chi tiết về việc chuyển giao trách nhiệm và phạm vi áp dụng văn bản, tránh tạo ra khoảng trống pháp lý tại các đơn vị mới.

Đại biểu cũng đề xuất cần rà soát toàn diện hệ thống văn bản ở cấp huyện và xã trước khi có sự thay đổi đơn vị hành chính, để xác định rõ nội dung còn hiệu lực, nội dung cần sửa đổi hoặc bãi bỏ.

Về hiệu lực văn bản hướng dẫn khi văn bản luật gốc hết hiệu lực, đại biểu tán thành với nguyên tắc được đưa ra, nhưng bày tỏ lo ngại rằng nếu không công bố kịp thời về việc tiếp tục áp dụng thì có thể gây ra khoảng trống trong thực thi pháp luật. Do đó, đại biểu đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành và đồng thời yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền chủ động rà soát, công bố kịp thời danh mục các văn bản tiếp tục được áp dụng, tránh gián đoạn hoạt động của các cơ quan, tổ chức và người dân./.

Duy Tuấn (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cả nước giảm gần 30% số vụ tai nạn giao thông trong quý I
BHG - Chiều 16.5, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) quý I và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Chính phủ có các bộ, ngành Trung ương. Tại điểm cầu Hà Giang có lãnh đạo các sở, ngành.
16/05/2025
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hầu Minh Lợi dự khánh thành nhà ở tại Quản Bạ
BHG - Ngày 15.5, đồng chí Hầu Minh Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã đến thăm, tặng quà và dự lễ khánh thành nhà ở cho 3 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Quản Bạ.
16/05/2025
Đoàn ĐBQH Hà Giang tham gia thảo luận tổ về các dự thảo Nghị quyết và Luật
BHG - Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, chiều 15.5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Tham gia lực lượng hoà bình của Liên hợp quốc; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
16/05/2025
Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Trần Quang Minh dự khánh thành nhà ở cho người có công tại thành phố Hà Giang
BHG - Chiều 16.5, đồng chí Trần Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy đã đến thăm, tặng quà và dự khánh thành nhà ở cho 3 gia đình người có công trên địa bàn thành phố Hà Giang. Cùng đi có đồng chí Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hà Giang; lãnh đạo UBND, các ban, ngành thành phố Hà Giang.
16/05/2025