[Giải đáp] Đang vay thế chấp có được vay tín chấp không?
Vay vốn ngân hàng là giải pháp tài chính hữu ích giúp cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các dự định, mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án phù hợp có thể khiến nhiều người băn khoăn vì độ đa dạng của các loại hình vay hiện nay. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung giải đáp thắc mắc về việc vay tín chấp khi đang vay thế chấp, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho nhu cầu tài chính của bản thân.
1. Có được vay tín chấp khi đang vay thế chấp không?
Trả lời: Bạn CÓ THỂ đăng ký thêm khoản vay tín chấp khi đang vay thế chấp tại một ngân hàng mới hoặc ngay tại ngân hàng đang cung cấp khoản vay thế chấp hiện tại.
Lý do là bởi theo quy định, một cá nhân được phép vay tiền cùng lúc ở nhiều ngân hàng hoặc sử dụng các hình thức vay không giống nhau ở cùng một ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ vay của bạn nhằm đánh giá liệu bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cùng lúc cho 2 khoản nợ không.
Ví dụ: Khách hàng cần một khoản vay trị giá 75 triệu để sắm nội thất gia đình có thể lựa chọn vay tín chấp ở ngân hàng B dù chưa thanh toán hết nợ và gốc cho khoản vay thế chấp ở ngân hàng A.
![]() |
Bạn có thể đăng ký thêm khoản vay tín chấp khi đang vay thế chấp tại một ngân hàng mới hoặc ngay tại ngân hàng đang cung cấp khoản vay thế chấp hiện tại. |
2. Nên vay tín chấp ở cùng hay khác ngân hàng cho vay thế chấp?
Để quyết định vay tín chấp ở cùng hay khác ngân hàng thì bạn cần hiểu rõ ưu và nhược điểm của cả hai hình thức vay này so với tình hình tài chính cá nhân theo bảng dưới đây:
Vay cùng ngân hàng |
Vay thêm tại ngân hàng khác |
|
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
Ngoài bảng so sánh trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin về nên vay tín chấp ở đâu phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.
3. Kinh nghiệm vay tín chấp cho người đang trả khoản vay thế chấp
Để vay tín chấp khi vẫn đang trả nợ khoản vay thế chấp hiện tại, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như khả năng tài chính, điều kiện ngân hàng và tự chuẩn bị hồ sơ vay thật hoàn hảo để đảm bảo quá trình vay diễn ra suôn sẻ, hiệu quả. Dưới đây là 3 kinh nghiệm bạn có thể tham khảo thêm:
3.1. Đánh giá khả năng tài chính
Việc đánh giá kỹ lưỡng khả năng tài chính hiện tại của bản thân giúp bạn đảm bảo sẽ không gặp phải trường hợp mất khả năng thanh toán cho cả 2 khoản vay trong tương lai. Trước khi quyết định có vay thêm không, bạn hãy cân nhắc các yếu tố như thu nhập trung bình, mức sinh hoạt hàng tháng, vay tín chấp lãi suất bao nhiêu, các khoản nợ hiện có,... để đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về bức tranh tài chính cá nhân.
![]() |
Việc đánh giá khả năng tài chính hiện tại của bản thân là vô cùng quan trọng nếu bạn muốn vay thêm khoản tín chấp mới |
3.2. Xem xét chính sách của ngân hàng
Bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách của ngân hàng dự định vay thêm khoản vay tín chấp. Nếu quy định của ngân hàng hiện tại không chấp nhận việc bạn vay tín chấp khi đang có khoản vay thế chấp, hoặc điều kiện của ngân hàng không phù hợp với nhu cầu của bạn, bạn cần cân nhắc đến việc đăng ký thêm một khoản vay thế chấp tài sản khác.
Các thông tin bạn cần quan tâm khi tìm hiểu chính sách ngân hàng bao gồm: Điều kiện cụ thể áp dụng cho khách hàng vay tín chấp, hạn mức vay, lãi suất, thời hạn vay,...
![]() |
Bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách của ngân hàng bạn dự định vay thêm khoản vay tín chấp. |
3.3. Chuẩn bị hồ sơ vay
Việc chuẩn bị một bộ hồ sơ vay tín chấp đầy đủ và đúng theo quy định sẽ đảm bảo yêu cầu vay của bạn được duyệt dễ dàng, nhanh chóng hơn. Thông thường, một bộ hồ sơ cơ bản vay tín chấp sẽ gồm có:
-
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân
-
Hộ khẩu
-
Giấy tờ chứng minh thu nhập (hợp đồng lao động, bảng lương, sổ sách kinh doanh,...)
-
Tài liệu sao kê tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng,...
-
Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng.
4. Một số ngân hàng cho vay tín chấp lãi suất ưu đãi
Dưới đây là tổng hợp thông tin lãi suất vay tín chấp của các ngân hàng uy tín hiện nay. Do thông tin có thể thay đổi vào từng thời điểm, bạn nên tham khảo thông tin chính xác tại website chính thức của mỗi ngân hàng.
Lãi suất |
Hạn mức vay |
|
Vietcombank |
10,8% - 14,4% |
1 tỷ đồng |
BIDV |
10% - 16% |
700 triệu đồng |
VPBank |
14% |
500 triệu đồng |
TPBank |
17% |
300 triệu đồng |
Sacombank |
9.6% - 11% |
500 triệu đồng |
Vietinbank |
10% – 12% |
300 triệu đồng |
Agribank |
17% |
100 triệu đồng |
HSBC |
15,99% |
250 triệu đồng |
Techcombank |
12.9% – 18% |
1 tỷ đồng |
Như vậy, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về việc vay tín chấp khi đang vay thế chấp, bao gồm giải thích về tính khả thi, ưu nhược điểm của mỗi phương án vay, cũng như kinh nghiệm vay tín chấp hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn giải pháp tài chính phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Ý kiến bạn đọc