Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

09:09, 25/04/2025

Việt Nam hiện đang chiếm thị phần cao nhất đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông, đạt 14 triệu SGD trong 3 tháng đầu năm, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 27,8% thị phần.

Dây chuyền sơ chế tôm xuất khẩu ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dây chuyền sơ chế tôm xuất khẩu ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Số liệu thống kê cho thấy tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý I/2025 tăng nhẹ, và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên tốp 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý doanh nghiệp Singapore cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị nhập khẩu thủy sản từ thế giới của Singapore đạt gần 283,6 triệu SGD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Về nhu cầu các loại thủy sản chính, thị trường Singapore tiếp tục cho thấy nhu cầu tương đối đồng đều đối với 4 nhóm là cá tươi/ướp lạnh trừ phi-lê cá và thịt cá; cá cấp đông trừ phi-lê cá và thịt cá; phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông; động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến, với giá trị nhập khẩu mỗi nhóm đều đạt trên 50 triệu SGD trong 3 tháng đầu năm 2025 (tương đương 17 triệu SGD/tháng).

Trong đó, động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến là nhóm có giá trị nhập khẩu cao nhất, đạt 67,2 triệu SGD trong 3 tháng đầu năm (tương đương 22 triệu SGD/tháng), chiếm gần 1/4 tổng giá trị nhập khẩu thủy sản nói chung của Singapore.

Tuy vậy, hiện chỉ có nhóm cá cấp đông, trừ phi-lê cá và thịt cá, cho thấy tăng trưởng dương về giá trị xuất khẩu, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2024, còn lại các nhóm khác có dấu hiệu chững lại, với mức giảm nhẹ từ 1-4%, báo hiệu sự bão hòa của thị trường nội địa.

Ngoài 4 nhóm chính trên, số liệu thống kê cũng ghi nhận thị trường Singapore cũng có nhu cầu nhập khẩu đối với các nhóm cá sống; cá đã qua chế biến; động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến; động vật thủy sinh không xương sống đã/chưa qua chế biến trừ giáp xác/thân mềm.

Trong số đó, có giá trị nhập khẩu cao nhất trong 3 tháng đầu năm là nhóm động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến, đạt hơn 29,8 triệu SGD. Nhóm có giá trị nhập khẩu thấp nhất là động vật thủy sinh không xương sống đã/chưa qua chế biến, trừ giáp xác/thân mềm, chỉ đạt hơn 5,7 triệu SGD.

Phân loại, chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu.
Phân loại, chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu.

Đây cũng là nhóm đang chứng kiến nhu cầu giảm sâu tại thị trường Singapore, giảm đến 15,6% về giá trị nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2024 (3 tháng đầu năm 2024 cũng giảm đến gần 24% so với cùng kỳ năm 2023).

Về đối tác, trong 3 tháng đầu năm 2025, Malaysia và Indonesia là đối tác cung ứng thủy sản lớn nhất và thứ hai cho thị trường Singapore với giá trị nhập khẩu hiện đạt tương ứng 37,4 triệu SGD và 32,2 triệu SGD, chiếm lần lượt 13,2% và 11,4% tổng thị phần thủy sản nhập khẩu tại thị trường này.

Đối với thủy sản từ Malaysia và Indonesia, Singapore hiện tập trung nhập khẩu hai nhóm chính là động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến và cá tươi/ướp lạnh, trừ phi-lê cá và thịt cá.

Na Uy hiện là đối tác cung ứng thủy sản thứ ba tại thị trường Singapore với giá trị nhập khẩu tới Singapore đạt 30,4 triệu SGD, chiếm 10,7% thị phần.

Singapore hiện tập trung nhập khẩu nhóm cá tươi/ướp lạnh, trừ phi-lê cá và thịt cá của Na Uy. Đây cũng là nhóm thủy sản nhập khẩu mà sản phẩm từ Na Uy đang duy trì được vị trí thống lĩnh tại thị trường Singapore.

Việt Nam là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại thị trường Singapore và hiện đang chiếm được thị phần cao nhất đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông, đạt 14 triệu SGD trong 3 tháng đầu năm, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 27,8% thị phần.

Hiện, Việt Nam có hai nhóm khác có giá trị nhập khẩu đáng kể vào thị trường Singapore là động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến và động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến, đạt tương ứng 5,6 triệu SGD và 4,9 triệu SGD, chiếm lần lượt 8,3% và 16,5% thị phần.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, giá trị nhập khẩu thủy sản nói chung từ Việt Nam sang Singapore đạt 28,7 triệu SGD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2024, chiếm 10,1% tổng thị phần thủy sản nhập khẩu tại thị trường này.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tìm kiếm, mở rộng thị trường thay thế cho thị trường Mỹ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, đầu tháng 4 này, Thương vụ đã có buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Theo đó, VASEP và Thương vụ Singapore thống nhất sẽ tiếp tục phối hợp cung cấp thông tin địa bàn, kết nối giao thương các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam và Singapore, tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm thủy sản tại Singapore, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại Singapore nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thêm đối tác, mở rộng thị phần các sản phẩm thủy sản Việt Nam tại địa bàn Singapore trong thời gian tới.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong thời gian tới, quy mô thị trường thủy sản nhập khẩu tại Singapore dự báo duy trì ổn định. Việt Nam sẽ có thể tiếp tục giữ được thị phần tốt đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông.

Đóng gói sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu.
Đóng gói sản phẩm tôm chế biến xuất khẩu.

Tuy vậy, đối với các nhóm khác, đặc biệt là hai nhóm động vật giáp xác đã/chưa qua chế biến và động vật thân mềm đã/chưa qua chế biến, ngoài chịu sự cạnh tranh từ thủy sản xuất xứ Malaysia và Indonesia, thủy sản Việt Nam cũng sẽ phải tiếp tục cạnh tranh với thủy sản từ một số quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tập trung kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa, thường xuyên cập nhật các quy định của sở tại, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực.

Theo Nhân Dân Điện tử


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Báo Nhân Dân triển khai Dự án “Yêu lắm Việt Nam” tại Đắk Nông
Trong khuôn khổ chương trình Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ triển khai tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, ngày 30/3, Báo Nhân Dân phối hợp các cơ quan liên quan của tỉnh Đắk Nông triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Nông.
31/03/2025
Báo Nhân Dân công bố đợt truyền thông đặc biệt chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
Ngày 23/4, tại trụ sở 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ công bố đợt truyền thông đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Sự kiện được tổ chức đúng vào dịp đồng bào cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại, đánh dấu thời khắc lịch sử mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khi non sông được thu về một mối cách đây tròn nửa thế kỷ.
23/04/2025
Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về chỉ số hạnh phúc
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam xếp thứ 46 trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, xét ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng vị trí thứ 2 sau Singapore.
22/04/2025
75 năm-sứ mệnh vẻ vang của Hội Nhà báo Việt Nam
Trong hành trình 75 năm lịch sử, Hội Nhà báo Việt Nam đã phát huy vai trò là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp của những người làm báo, đổi mới phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới: là tiếng nói của nhân dân, là diễn đàn của xã hội, tích cực tham gia vào công tác giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
21/04/2025