Mèo Vạc, hướng mới trong giáo dục - đào tạo

07:45, 17/01/2014

(Xuân Giáp Ngọ)- Đồng chí Lâm Quang Hưng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mèo Vạc cho biết: Trong năm học 2013 – 2014, toàn huyện có 55 trường, 1.099 lớp, nhóm lớp với 22.346 học sinh, quy mô mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn vẫn thiếu so với yêu cầu thực tế nhưng với sự nỗ lực không ngừng, các cán bộ, giáo viên và học sinh nơi đây vẫn quyết tâm bám trường, bám lớp. Công tác huy động học sinh tốt nghiệp THCS đi học tiếp hệ THPT, được đặc biệt quan tâm.



Thành lập đội văn nghệ xung kích ở các trường là một trong những cách làm sáng tạo trong công tác giáo dục ở Mèo Vạc (Trong ảnh: Một tiết mục múa của dân tộc Lô Lô do các học sinh ở Mèo Vạc biểu diễn).

Do vậy, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục đi học tăng lên rõ rệt. Năm học này, toàn huyện có 463 học sinh đi học hệ THPT tại các trường trong và ngoài huyện. Đây được xem là bước đột phá, cho thấy sự phát triển vượt bậc trong công tác giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Đồng thời, tạo sự chuyển biến bước đầu trong nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc học tập, từng bước xây dựng xã hội học tập.


Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, tạo hướng đi mới trong công tác giáo dục, Phòng GD&ĐT huyện đã triển khai tới toàn bộ các đơn vị trường học trong toàn huyện thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với đối tượng học sinh. Tăng cường đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lấy học sinh là trung tâm, tăng cường các hoạt động chủ động của học sinh, giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học trong các bài giảng, ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy và học... Ngoài ra, mỗi đơn vị trường học thành lập một đội văn nghệ xung kích, tham gia biểu diễn tại trường và các kỳ cuộc của xã, huyện; tổ chức các phong trào văn hoá văn nghệ, TDTT trong trường học. Cách làm này không chỉ hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học vào thứ 7 mà còn duy trì nét đẹp văn hóa các dân tộc ở địa phương.


Nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học, Mèo Vạc đã chú trọng đầu tư xây dựng mới cũng như tu sửa trường lớp. Bên cạnh đó, để giảm thiểu tối đa trường hợp học sinh nghỉ học cài răng lược, các ban, ngành, đoàn thể, tổ công tác được phân công phụ trách các xã, thị trấn đã thường xuyên xuống cơ sở phối hợp với các đơn vị trường học, giáo viên tuyên truyền, vận động học sinh đến trường. Đồng thời hỗ trợ về kinh phí và hiện vật để giúp đỡ học sinh. Do đó, tỷ lệ học sinh đến trường thường được duy trì trên 98%.


Những chuyển biến đáng mừng trong công tác giáo dục ở Mèo Vạc hôm nay đang ngày càng tạo ra một niềm tin thắng lợi trong mỗi “mùa gieo chữ”.


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh tuyên truyền về Công viên Địa chất cho các chủ nhân tương lai
HGĐT- Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (CVĐCTC CNĐĐV) là vùng đặc biệt khó khăn. Chính vì vậy, dù đã được công nhận là CVĐCTC, nhưng không ít người dân nơi đây vẫn chưa thể hiểu rõ CVĐCTC là gì và trách nhiệm của mỗi người với di sản như thế nào. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ về CVĐCTC là rất cần thiết.
30/11/2013
Hội Khuyến học tỉnh một năm khởi sắc
HGĐT- Năm 2013 đã kết thúc, đối với Hội Khuyến học tỉnh (HKH), có thể nói là một năm thắng lợi trong điều kiện còn nhiều khó khăn về cơ chế chính sách, bộ máy tổ chức, con người, cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động, nhưng với quyết tâm cao của BTV và Thường trực Hội, hệ thống HKH từ tỉnh xuống cơ sở đã có nhiều chuyển động tích cực, đổi mới, sáng tạo, sâu sát trong lãnh
28/12/2013
Thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12
HGĐT - Ngày 27.11, Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 năm học (2013 – 2014).
28/11/2013
Trường Trung cấp Y tế tỉnh đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
HGĐT - Sáng 23.12, Trường Trung cấp Y tế tỉnh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập trường (1998-2013) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
25/12/2013