Nghiên cứu- phê bình VH- NT: “Cuộc đời” trong thơ Vũ Hồng Thanh

10:40, 31/08/2012

HGĐT- Vào cái tuổi “xế chiều”, tuổimà Nhà nước cho nghỉ chế độ, cứ tưởng cô giáo Vũ Hồng Thanh an bình với gia đình , vui vầy cùng con cháu. Bỗng chị cho trình “ Làng” đứa con tinh thần đầu lòng của mình, Tập thơ : “ Chiều Thơ”. Lúc đầu tôi thấy ngờ ngợ về cái tên gọi của nó, nhưng khi đọc hết cả tập thì chị rất đúng khi đặt tên cho Tập thơ.


“Chiều Thơ” phải chăng là nỗi niềm của cuộc đời, sự suy nghĩ về Đảng, Bác Hồ, về đất nước, quê hương, bạn bè , đồng nghiệp, gia đình, mà trong đó xuyên suốt là tình yêu của chị với Hà Giang- một tỉnh miền núi biên cương cực Bắc của Tổ quốc, quê hương thứ hai của chị, còn nhiều gian khó, mà gần như cả cuộc đời chị đã hiến dâng cho mảnh đất này. Với 45 bài thơ trong tập, có tới 34 bài chị viết về quê hương Hà Giang, như là một thông điệp của một chăng đường hàng chục năm của cuộc đời chị trên mảnh đất cực Bắc. Trong thơ chị cuộc sống hiện thực cứ mở ra mở ra theo thời gian, không gian cùng cảm súc. Có phải bà Nữ OA đội đá vá trời/Vấp tiếng gà nên đất trời vỡ mộng/Đá lại về với muôn thuở Đồng Văn/ Để bây giờ đá sừng sững cao nguyên/ Tạo vóc dáng cho Hà Giang huyền thoại. (Đá ở Đồng Văn). Hà giang năm 2010 được UNNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu, cao nguyên đá đã là chủ đề của không biết bao nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà văn, nhà thơ khám phá. Mỗi người nói theo các góc độ khác nhau. ở chị lại có cách nói riêng rất huyền thoại, bí ẩn…khiến cho người đọc cảm nhận như “ định mệnh “ cho Hà Giang một miền đá. Cao nguyên đá Đồng Văn trong thơ chị mùa hạ : Một trời núi đá thật mênh mang/Nắng đỏ làn môi khác ngỡ ngàng. Cái đỏ củanắng, đỏ của môi. Cả hai thứ như không có gì thống nhất trong một sự hoàn chỉnh con người. Nhưng nó lại rất quyện với nhau tạo nên sự hài hòa trong con ngườivà thiên nhiên, càng tô thêm cái màu mùa hạ trên cao nguyên đá. Là cô giáo đã có hàng chục năm dạy học ở Hà Giang, bước chân của chị đã đến nhiều bản làng xa xôi, heo hút, đèo dốc cheo leo. Chị thật khéo sử dụng lối nói ẩn dụ về sự nghiệp “trồng người” của các cô giáo miền xuôi lên dạy chữ cho vùng cao, coi mình như một người con của Hà Giang. Em là cô giáo Hà Giang/ Mẹ cho hai chữ dịu dàng thanh thanh/Bàn tay ươm những chồi xanh/ Tầng tầng, lớp lớp trưởng thành tương lai.( Cô giáo vùng cao). Cô giáo Hà Giang hay chính là hình bóng của chị - người con miền xuôi tình nguyện lên núi?. Mỗi vùng đất chị qua. Mỗi mảnh đất chịtới, như có gì xao xuyến bồi hồi, yêu mến trong tâm hồn. Dù đó là vất vả, gian khổ, khó khăn. Có một chiều như thế ở Yên Minh/Gió hào phóng đỡ nẻo đường mệt nhọc.Và: Quyệt mồ hôi nhìn đoàn khách lạ/Xe ì ạch vồ lên từng ụ đá/ Nhìn khoát tay biết sắptới trường rồi. Chị đối với đồng nghiệp không chỉ là sự chia sẻ, học hập mà còn là sự kính trọng, thể hiện như một tấm gương. Nửa phần máu thịt với Hà Giang/ Gió hú mây giăng giữa đỉnh ngàn/ Nắng mưa ngẽn lối anh thường gặp/ Đến với em thơ với bản làng. ( Với Thày Phạm Thuận). Mẹ bao giờ cũng là đề tài bất tận, một sự cao quí thiêng liêng, biết ơn vô hạncủa các văn nghệ sĩ. Với Vũ Hồng Thanh, mẹ là những hồi ức, kỷ niệm thật khó phai mờ. Đã quá nửa đời người, khi tóc đã ngả màu sương, ký ức về mẹ của chị qua hình dáng người mẹ Hà Giang thật sâu nặng: Oằn đòn gánh gánh mưa, gánh nắng/Mẹ còng lưng cõng gió lên nương/ Tay mẹ nhẹ nhàng nâng những giọt sương/ Hắt sợi nắng vào từng kẽ đá. ( Mẹ). Cao nguyên đá Đồng Văn - một vùng đất khô cằn, gian khó. Tôi được biết muốn trồng ngô, người ta phải gùi đất lên nương, bỏ vào từng hốc đá để gieo trồng. Nước ăn còn thiếu huống chi nước cho sản xuất…Người ta quí nước còn hơn cả vàng, năng niu hạt nước đọng trên đá, trên lá như nâng niu đứa con. Cái thật đích thực một trăm phần trăm ở cao nguyên đá là như vậy. Chỉ có những con người đã sống, gắn bó, sống chết với nó mới có cái tả hay như thế. Con người ta như một rừng hoa, mỗi bông hoa một màu sắc. ở hoàn cảnh của chị có phải là “ số phận” chăng? Mưa ơi. Mưa hỡi . Mưa hời đừng mưa/ Lòng ai tê tái buồn chưa hết buồn/ Để người thức trọn canh thâu/Nghĩ suy mọi nẻo lòng đau dạ mòn/ Nửa giường gió sát héo hon/ Chăn đơn gối chiếc hỏi còn nghĩa chi.( Tâm sự với cuộc đời) Thế rồi để chị ký ức về cái ngày “xưa” ấy về nụ hôn: Ngày anh tặng nụ hôn nồng cháy/Tiếng thơ lòng còn lắng đọng trong em/Anh có nghe nhịp đập của trái tim/ Đang thổn thức cồn cào tìm chỗ cũ. Ta thật chia xẻ với nỗi niềm của chị, mà có lẽ chị chỉ có thể nói bằng thơ với người. Phải chăng đó là nỗi niềm, là cuộc đời, là tình yêu của chị để dồn nén nên thơ.


Với Hà Giang trong chị có hạnh phúc và khổ đau. Có cả niềm vui, nỗi trăn trở, tin yêu và hy vọng. Xuân về trên phố núi Hà Giang/Người xuống núi dông vui phiên chợ/ Rộn ràng hớn hở/ Người nếm rượu, kẻ mua hoa/ Chảo thắng cố dậy mùi gọi bạn/ Men lá xông nghiêng ngả hàng chai/ Năm sắp cũ/ Người ngựa vịn vào nhau ngược núi.. Một bức tranh trữ tình rất thật một chiều cuối năm ở biên cương ấm áp, hạnh phúc, được chị vẽ lên..


Con người ta ai cũng mong có được một cuộc sống dầy đủ, hạnh phúc, nhất là khi đã “ ngả bóng, xế tà”. Chị cũng là một con người . Cái ước mong ấy thật giản dị bằng chính công sức của mình: Có công đắp móng xây nền/ Chỉ mong cho được ấm êm tuổi già/Mong sao con cháu gần xa/ Gia đình đầm ấm ấy là nỗi mong. Ai được đọc những vần thơ của chị, có lẽ cũng như tôi xin được cảm thông, chia xẻvà chúc sự mong đợi ấy thành sự thật.


Thơ Vũ Hồng Thanh, cái xuyên suốt cả tư tưởng cả tập là nghề nghiệp, cuộc đời, tình yêu…. mỗi bài thơ là một chặng đường trong trường đường của chị. Chị tả rất thực, tả như vẽ lên khiến cho người ta dễ cảm nhận ra cái mà chị muốn gửi vào. Cách dùng từngữ của chị mộc mạc, chân chất như chính con người chị, không màu mè, rối rắm, đánh đố… Chị viếttheo cái nghĩ của chị, bởi đó là tiếng lòng, là nỗi niềm, là khát khao và tin yêu. Đây là một nét riêng trongTập thơ đầu tay của Vũ Hồng Thanh. những gì thấy trong thơ của chị chưa nói lên điều gì, bởi nó giống như cái chồi non đang nhú mầm. Điều quan trọng là cái mầm ấy lên có gặp “ Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” không.? Để Thơ chị tiếp tục có thể đậu lạithời gian, rất cần phải có sự cố gắng hơn nữa với những bàicó giá trị vóc dáng và nghệ thuật. Dù sao chị cũng đã góp vào vườn Thơ Hà Giang một bông hoa lung linh.
                                                Hà Giang 8. 2012


Nhà thơ Đặng Quang Vượng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giới thiệu tác giả mới: NGUYỄN ĐÌNH PHÚC
Sinh ngày 15.5.1951, quê quán: Hiền Quan, Tam Nông Phú Thọ, trú quán:P.Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ, Đại học Kinh tế quốc dân. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Phú Thọ.
30/08/2012
Nhớ trường
HGĐT- Bao năm gắn bó với mái trườngBục giảng ngày nào bụi vấn vươngLớp lớp học trò rời bến đậuTrở về gieo chữ cho quê hương
29/08/2012
Chiều thôn Tha
Ai lên Phương Độ chiều nayTrời nghiêng nắng rắc hoa đầy thôn Tha
29/08/2012
Sắc mầu Cao nguyên đá giữa đất trời Ban Mê
HGĐT- “Trời Tây Nguyên xanh Hồ trong nước xanh Trường Sơn xa xanhNgút ngàn cây xanh”…(Tình ca Tây Nguyên – Hoàng Vân)
29/08/2012