Nghiên cứu - Phê bình VH - NT
Đổi mới Thơ Hà Giang những năm đầu thế kỷ 21, nhìn từ thể loại và phong cách
HGĐT- Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong sự nghiệp CNH- HĐH, sự hội nhập kinh tế trong trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, là nguyên nhân căn bản tác động tới hoạt dộng sáng tác văn học - nghệ thuật của đất nước, trong đó có Hà Giang, một tỉnh miền núi biên giới.
Riêng đối với lĩnh vực văn học, trong đó thơHà Giang được phát triển mạnh mẽ cả về lực lượng sáng tác, sự đổi mới về thể loại và phong cách diễn đạt... tạo nên một vườn hoa đa sắc màu những năm đầu thế kỷ 21, giai đoạn 2005 - 2010.
Nếu như thơ Hà Giang thập kỷ 90 cuối thế kỷ 20 giai đoạn tỉnh được tái lập, về lĩnh vực VH- NT giống như người lính mới trên mặt trận mới, còn non yếu về mọi mặt, thì giai đoạn 2005 - 2010, thơ Hà Giang giống như người lính đã được kinh qua trận mạc, trưởng thành cả trên phương diện tư tưởng nhận thức đến chất lượng sáng tác, thể hiện ở sự đa dạng thể loại, phong cách diễn đạt cũng như nghệ thuật ngôn từ, tính triết lý của cuộc sống, xã hội... tạo nên một dàn đồng cagóp vào nền thơ đất nước. Với 200 bài thơ của 43 tác giả người địa phương trong tuyển tập, điều đó đã nói lên sự lớn mạnh của lực lượng sáng tác thơ, tăng hơn so với giai đoạn (1991 -2000) và chất lượng cũng đã được cọ sát...
Nét nổi bật trong tuyển tập thơ Hà Giang 2005 - 2010 là sự đa dạng về thể loại, bao gồm: Thơ lục bát, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ,thơ tự do... Nhưng đa số là thể thơ tự do chiếm 162 bài/200 bài, một thể thơ được phát triển mạnh sau những năm đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt thời hậu hiện đại. Đó là thể loại được giải phóng tư duy, không câu nệ vần điệu, diễn đạt theo sự dồn nén cảm súc, đưa tới sự giải phóng nội dung hướng cho người đọc cảm thụ hết giá trị đích thực.
Chúng ta đều biết Hà Giang là tỉnh có Cao nguyên đá nhiều nhất nước. Đá Đồng Văn hàng ngàn đời nay gắn bó với người như bạn. Và đồng bào còn yêu quý đá trên cả tình bạn. Người dân vẫn lặn lội ngày nắng, đêm sương, phải gùi đất lên nương bỏ vào từng hốc đá để gieo trồng... Chính vì lẽ đó màcó tác giả ví người con gáimình yêu như đá:Em! Như đá tai mèo/đẹp từng góc cạnh/anh yêu! như cánh đồng ngô xanh biếc/ôm đá chặt lòng. (Yêu - Hùng Anh).Cao nguyên đá Đồng Vănluôn là tâm điểm của các văn nghệ sĩ không chỉ ở Hà Giang mà còn của cả nước. Bởi Đồng Văn không chỉ có phong cảnh hữu tình, những kiệt tác thiên nhiên ít nơi nào có được. Con người Đồng Văn đầy nhân văn. Sản vật Đồng Văn đầy ấn tượng... Con gái Đồng Văn xinh đẹp. Chiều Đồng Văn/ khói bếp vấn vương mái nhà/len nhè nhẹ từng làn vào mây núi/ mùi cơm gạo mới/thơm lừng khắp lối dưới đường trên/chiều Đồng Văn/nghe gió ngàn thủ thỉ/em thẹn thùng nghiêng câu hát cao nguyên (chiều Đồng Văn- Nguyên Bình).Cao nguyên đá Đồng Văn gồm 4 huyện là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.Bốn huyện trên đồng bào dân tộc Mông có tỷ lệ dân số đông nhất, chiếm trên 30% dân số tỉnh Hà Giang. Ngày xưa người Mông đói khổ lầm than: Quả ngô thưa hạt cây ngô còi/nương bí nương rau còn cằn cỗi/con người ốm mệt/chỉ cúng là xong/dân Mông ngày một nghèo/người ốm ngày một nhiều/. Ánh sáng Đảng, Bác Hồ/tràn vào ấm bản nhỏ.../học cái chữ thấy hay/hoa đỗ hoa ngô thi nhau trổ/tiếng hát tiếng cười vang nơi nơi. (Người Mông kể chuyện - Hùng Hà) .Trong cộng đồng các dân tộc Hà Giang, mỗi dân tộc có những nét văn hóa thật đặc biệt và cao quí. Tình yêu lứa đôi của họ cũng khác: Con gái Clao yêu không dám nhìn/nhớ không dám liếc/sợ con mắt lóng lánh/người bản biết được sợ bảo hư thân/con gái Clao không dám khóc/sợ nước mắt chả về lần/ Mẹ cha ăn thấy mặn/ Bắt phạt con gái nhốt buồng. (Con gái Clao yêu- Chu Thị Minh Huệ). Cuộc sống của con ngươi ta cái cao quí nhất không phải là được ăn thật nhiều, được mặc thật đẹp, được giàu có hơn người... Người vùng cao Hà Giang họ sống như chính sự hiện hữu của tự nhiên, cái hiện hữu thật giản dịcủa con người tưởng như nhỏ bé. Nhưng không phải. Họ đã đúng: Sinh ra ở đá/lớn lên từ ruột đá/ăn mèn mén bằng muôi gỗ/uống nước đun bằng ấm đồng/đi trên con đường núi/mọi đỉnh núi/ đều thấp hơn đầu gôi. Đời ông bà nước mắt rụng trên đá/đời chúng ta/ nước mắt nở thành hoa. (Điều giản dị - Huyền Minh).Hà Giang năm 2010 thị xã Hà Giang được công nhận lên thành phố. Một khát vọng, một ước mơ cháy bỏng, một sự hy sinh, xây dựng cho quê hương lớn lên. Lên thành phố không để oai ... Mà chính là ghi nhận sự lao động sáng tạo quên mình, sự hy sinh lớn lao của biết bao các thế hệ người Hà Giang để xây dựng và bảo vệ quê hương. Thành phố Hà Giang trong tình cảm của không chỉcủa người Hà Giang mà bất cứ ai lên với Hà Giang đều: Thành phố một lần đến đã say/thành phố nghiêng mình bên hai dòng chảy/dòng Sông Lô cuộn đỏ phong ba/dòng sông Miện trong xanh huyền ảo/..Đôi ngọn núi trầm tư huyền thoại/ngọn Mỏ Neo neo đậu những chuyện tình/ ngọn núi Cấm như cô gái khép mình trong mộng/. (Thành phố nét hoa văn mới - Nguyễn Hữu Ninh). Với Hà Giang mảnh đất biên cương - phên dậu của Tổ Quốc, hình ảnh cột cờ Lũng Cú đỉnh chóp nón của miền cực Bắc biên cương với hình ảnh người chiến sĩ biên phòng ngày đêm chắc tay súng, phải chăng là hình ảnh của Tổ quốc thân yêu: Sớm nay/trên cực Bắc địa đầu/đứng dưới cờ biên cương Tổ quốc/Lũng Cú hiên ngang mây hòa non nước/mà lòng tôi sao thổn thức bồi hồi.../Những chiến sĩ nét mặt như hoa/bên cột mốc ôm súng chào Tổ quốc/ ...Tôi nghe cả tiếng hồn non nước/mấy ngàn năm vọng đến hôm nay/ôi! Quên làm sao bao máu đổ sương tan/tất cả cho giang san -Tổ quốc. /Để hôm nay/ở Lũng Cú nhìn rõ hơn đất nước/cột đá thề ở Đền Hùng Vương/Tới Cà Mau xanh rừng đước yêu thương. (Tổ quốc ở Lũng Cú - Đặng Quang Vượng). Bên cạnh những tác giả là người Kinh, các tác giảlà người dân tộc thiểu số đã có những tiếp cận nhanh với xu hướng phát triển dòng thơ hậu hiện đại: Ngày xửa ngày xưa/Cao nguyên đá quê tôi/núi đá to, núi đá nhỏ chồng chất/quanh năm khô cằn nước, có uống chẳng có giặt/mãi đến ngày nay/nhờ có Đảng đem tiền về/xây hồ treo trên núi/quanh năm nhà nhà có nước uống lại có cả giặt... (Hồ treo trên núi - Hùng Đình Quý, dân tộc Mông). Với tác giả Triệu Đức Thanh (dân tộc Dao) nghĩ về Đảng thật chân thành với tấm lòng biết ơn lớn lao: Chúc mừng Đảng ta tám mươi tuổi/tám chục niên trường Đảng dẫn đường/...Thiên đường hạnh phúc quý hơn vàng/thống nhất non sông về một mối/đất nước dựng xây đổi mới nhiều. (Chúc mừng Đảng ta tám mươi tuổi) vv...
Từ phía Bắc biên cương Cao nguyên đá Đồng Văn tới phía Tây biên giớiXín Mần, phía Nam Bắc Quang, phía Đông - Bắc Bắc Mê... của tỉnh, mỗi mảnh đất Hà Giang đều là một bài ca dựng xây thấm đượm mồ hôi, nước mắt và cả máu để phát triển. Các tác giả thơ Hà Giang hơn bao giờ hết luôn ý thức rõ trách nhiệm và tình cảm của mình đối với quê hương, đất nước, luôn làcầu nối giữa Đảng với dân qua những vần thơ - một thể loại văn hóa ngôn ngữ truyền thống của ông cha ta có từ thời dựng nước. Anh về Thông Nguyên/đi tìm câu hát/trong xanh biếc nương chè/bậc thang mây/vọng tiếng trẻ học bài/ơi những thiếu nữ Dao/“hoa riêng của đất”/hương chè mới/có bàn tay gieo hạt. (Theo anh về Thông Nguyên- Đặng Thị Phương Hoa). Vớitác giả Hoàng Định, dân tộc Tày huyện Bắc Quang phía
Có thể nói thể thơ tự do trong tuyển tập Thơ Hà Giang 2005 -2010, đã như một luồng không khí mới làm mát một không gian oi bức mùa hè, đem đến sự dễ chịu, phơi phới trong lòng bạn đọc, mỗi bài viết có những phong cách riêng, cách diễn đạt, nhịp điệu khác nhau, có những bài tốt.Rất tiếc là do điều kiện khuôn khổ không thể giới thiệu cùng bạn đọc. Tuy vậy những bài thơ trong tuyển tập ở thể loại thơ truyền thống... không phải không có những bài hay, vẫn cần được phát huy. Đặc biệt là các tác giảlà người dân tộc có cả phần thơ dịch từ tiếng dân tộc mình và đều có bài thơ viết về thể tự do. Đây là những khác biệt đáng quícủa tuyển Tập thơ này khác với tuyển tập thơ Hà Giang 1991 -2000. Và nó như một tia nắng sáng mạnh xuyên qua lớp cây rừng già xuống đất, thôi thúc các mầm cây mọc lên cho một miền rừng rộng đẹp, vững chắc...
Công bằng và khách quan mà nói, tuyển Thơ Hà Giang 2005 -2010 là một bước tiến mới về nhận thức văn học nói chung, thơ nói riêng của các tác giả Hà Giang, trong hướng phát triển của nền kính tế thị trường, định hướng XHCN. Tuy nhiên ở góc độ nội dung Tuyển thơ Hà Giang 2005- 2010 rất hiếm có những bài thơ mang tầm vóc cũng như tính lịch sử. Không phải là ở chỗ bài số lượng câu, dòng dài hay ngắn, mà là vấn đề tác phẩm đề cập và cách thể hiện mang tính nghệ thuật cao của tác giả. Đa số các bài thơ vẫn chỉ phản ánh những đề tài nhỏ lẻ, vẫn còn nghiêng vềngợi ca, những câu chuyện sinh hoạt... chưa có tác động tới tình cảm, tư tưởng mang tính xã hội cao. Vẫn thiếu những bài có tính nghệ thuật, cách diễn đạt từ giọng điệu tới ngôn từ còn dễ dãi, một số tác giả viết về văn hóa dân tộc nhưng chưa “Nhập” được hồn dân tộc, nên chưa gây được cảm súc mạnh người đọc... Một số bài thơ lục bát, 5 chữ... còn saivần, niêm luật... Song sự có mặt Tuyển Thơ Hà Giang 2005 - 2010 là một cố gắng lớn của Hội VH-NT Hà Giang, cùng sự nhiệt thành của các tác giả trong tỉnh, trong bối cảnh xã hội Văn học nói chung, trong đó thơ chưa được quan tâm chú ý, giá trị của thơ cũng chưa được đánh giá đúng nội hàm. Nhưng với những đóng góp của thơ Hà Giang phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH quê hương, đất nước trong những năm qua, đã nói lên sự nghiệp VH - NT, trong đó có thơ Hà Giang nhất định sẽ thơm hoa kết trái.
Tháng 8. 2012
Ý kiến bạn đọc