Người dõi theo từng “mắt đá”
HGĐT- Tôi đã đọc đâu đó vài tác phẩm của người này mà không biết mặc tác giả. Người đàn ông tôi đang nói đến đây là Nhà thơ Đặng Quang Vượng.
Mới đây được ông gửi tặng tập thơ mới nhất có cái tên rất gợi: “Mắt đá”, NXB Hội Nhà văn, năm 2011. Tôi đã đọc để xem cái người nhìn thấu “Mắt đá” ra sao, ông đã đúng khi đặt tên tập thơ như thế.
Tập thơ chưa đầy trăm trang, với 38 bài thơ đã gửi gắm nỗi niềm tác giả về tình yêu quê hương, gia đình; nỗi trăn trở, những cảm thông với con người bằng niềm đau nhân thế. Nhưng đa số những bài thơ trong tập viết về vùng cao Hà Giang, nơi ông gắn bó mấy chục năm trời. Đây chính là những bài thơ tôi thích nhất. Mở đầu như một nét chấm phá, tác giả đưa ta đến nơi này: “Ngược miền cực Bắc/Đá núi san sát/Lô nhô cao ngất/Không có chỗ cho đất, cỏ cây/Khô hạn hai trăm hai chục ngày/Đồng Văn – Cao nguyên đá… Mẹ oằn lưng cõng trời/Gùi đất, gùi con lên nương sớm tối/Ngày ngóng mưa chiều/Đêm mong sương rơi/Khát khao… bàn chân em toạc máu/Đạp lên đá sắc/Vượt mấy con đèo?/Lội bao con suối?/Tiếng khèn gọi/Chẳng con đường nào xa… Thương nhau đá mềm dưới chân/Yêu nhau núi thấp hơn đầu gối” (Cao nguyên đá khát).
Tôi đã từng 3 lần lên đến cột cờ Lũng Cú, trong đó có lần đi tặng quà cho giáo dục vùng cao Yên Minh và Đồng Văn của Hà Giang. Được biết quà tặng cho thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việ
Người vùng cao Hà Giang yêu nhau và quý khách. Có khách đến nhà như thể gặp anh em: “Leo hết dốc, cưỡi gió ngược/Lê Pà Vầy Sủ thở gấp/Chưa thấy người/Đã thấy rượu…Uống…uống…uống/Nhà dựng ngược/Uống…uống…uống/Bản xuôi tay/Người bạn Mông không cười/Lưng chạm đất còn nói một câu: Có khách!Năm nay lại được mùa” (Uống rượu ở Pà Vầy Sủ). Thật hồn nhiên, thật đáng yêu. Cõ lẽ không lời nào tả nổi lòng mến khách của đồng bào vùng cao trên mảnh đất này.
Tình yêu trai gái trong tập thơ cũng được nhà thơ diễn tả tương đối độc đáo: Trước hết “Con gái Mông lấy chồng/Không thích giường rộng/ Xoay bên nào cũng không sợ trống…/Con gái Mông/Chẳng sợ núi cao/Không dốc đèo nào/Cao hơn đầu gối…/Con gái Mông đi chân không/Để chồng cưỡi ngựa/Bát rượu thay lời hứa/Chỉ lá ngón mới chia lìa” (Con gái Mông). Ơ! Tài thật, tác giả rõ phong tục như đồng bào. Mặc núi đá tai mèo, mặc gian khổ dai dẳng bám suốt đời như rêu bám vào đá núi, con gái Mông yêu chồng chỉ đến khi cái chết chia lìa. Chẳng cần gì hứa nọ, hẹn kia. Đã yêu chồng thì yêu nhất mực “Con trai Mông/Thích đứng thổi khèn dưới gốc cây/Tiếng khèn biết đi đường vòng/Qua những đỉnh núi/Đến thẳng bạn tình, không lạc lối/Cây sa mu người Mông trồng/Như con chim có tổ” (Cây sa mu). Chim hót mỗi con một giọng, khèn thổi mỗi người một điệu. Con chim mái không biết hót, nhưng biết tìm ra con trống giữa bầy đàn. Con gái Mông không biết thổi khèn, mà nghe tiếng khèn, đến nơi hẹn không nhầm người khác. Khi yêu nhau cái chân khác biết tìm đến thôi.
Tình người trong tập thơ thật sâu nặng với mảnh đất nuôi sống con người bao nhiêu năm ấy “Trong hốc đá/Những cây ngô non/Chẳng cần vội vã/Tháng ngày cứ thế nhởn nhơ xanh…/Người mẹ Mông đạp chân trần lên đá tai mèo như đạp lên chông/Oằn lưng cõng từng nắm đất lên núi/Nắm ngày/Nắm đên/Nắm đông/Nắm hạ/Đắp ước mơ/Mẹ nuôi ước mơ một đời trong những hốc đá/Những con mắt xanh mượt ngô non/Chỉ có núi trên cao nguyên biết” (Mắt đá).
Đá núi Hà Giang, Cao nguyên đá Đồng Văn đã được công nhận trở thành Công viên địa chất toàn cầu. Mảnh đất hoang sơ, triền miên khát, có sức hút mãnh liệt đến thế nào, hay có đôi mắt lá đào nào đã làm mê đắm lòng người, đến mức gắn bó đến từng ấy năm trời, đá biến chàng trai trung du Phú Thọ thành người đàn ông trưởng thành ở mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Hà Giang là quê hương thứ hai của “Người thơ” Đất tổ. Phải là người mang ơn sâu nghĩa nặng nơi nuôi sống mình suốt bấy nhiêu năm mới có tình cảm thể hiện trong tập thơ như thế. Những phát hiện của ông về Mắt đá hay ông đã thành công trong lối nói của đồng bào. Dù sao chúng ta cũng đã gặp một người con của bản, chia ngọt sẻ bùi từng ấy năm tháng với nhân dân. Tôi trân trọng tình cảm của ông với Mắt đá qua từng con chữ. Gía mà ai đó đã đọc tập thơ này cùng suy nghĩ giống tôi.
Nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa
Lời giới thiệu
Đặng Quang Vượng sinh ra ở quê hương trung du rừng cọ đồi chè Văn khúc, Cẩm Khê, Phú Thọ. Đi bộ đội chống Mỹ, cứu nước năm 1972, khi hơn mười bảy tuổi, thuộc sư đoàn 304B. Năm 1978 chuyển ngành sang làm báo Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên, Hà Giang cho đến nay. 34 năm sống gắn bó với miền núi biên giới tỉnh cực Bắc Hà Giang còn nhiều gian khó, anh làm nghề viết báo, làm thơ, viết truyện, viết sách vv…
Anh đã đoạt 14 giải Nhất, Nhì, Ba, giải A,B,C, Khuyến khích các cuộc thi thơ, văn xuôi, báo chí ở trung ương và địa phương. Từ năm 2000 đến nay đã cho xuất bản các tập sách:
Cây Sa Mu, tập thơ 2001 (Hội VH- NT Hà Giang)
Miền Đá, tập thơ 2003 ( NXB Hội Nhà văn)
Sự tích núi cô Tiên , Tập thơ 2003 ( NXB Kim Đồng)
Vườn Xưa, Tập thơ năm 2009, ( NXB Hội Nhà Văn)
Mắt Đá -, Tập thơ năm 2011, (NXB Hội Nhà Văn)
Con đường Máu và Hoa( Trường ca) NHX Hội Nhà văn 2012
Nghề Báo (tiểu luận- nghiệp vụ)2004 (Sở VH-TT-DL Hà Giang)
Người anh hùng trên cao nguyên, truyện dài, 2006, (NXB Hội Nhà văn)
Miền Khát, Tập ký 2007,( Hội VH-NT Hà Giang)
In chung 6 đầu sách tuyển tập ở Trung ương và địa phương.
Sắp xuất bản:
Chuyện về mười hai con vật( Tập thơ)
Mặt trời trên đỉnh Tù Sán, (Tiểu thuyết lịch sử)
Hiện nay là Hội viên Hội Nhà văn Việt
Hội viên Hội Nhà báo Việt nam
Hội viên Hội Văn học-Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt
Phó Tổng biên tập Báo Hà Giang.
Xin giới thiệu tập thơ của ông
Đợi mưa trên cao nguyên đá
Tám tháng
Cao nguyên không một giọt mưa
Đất nẻ, đá nẻ, con người cũng nẻ
Chiều nay
Trời cao nguyên gió mây gào xé
Những cơn giông làm dịu đất trời
Các bản làng thấp thỏm chờ mưa rơi
Những chum, vại, bể, lu đều đem ra hết
Những cái hố đào sâu chục mét
Quanh nhà, trên nương mở tuốt miệng rồi
Trời thương người mưa bắt đầu rơi
Lộp bộp. Lộp bộp
ào ào…ào ào…không ngớt
Sau gió, sấm là mưa khủng khiếp
Tối trời, tối cả mặt người
Mưa tuôn không thôi
Như cho hả khát
Lũ trẻ con trần truồng tắm trong mưa la hét
Người lớn hả hê
Người già hề hề
Mắt trầm ngâm hút thuốc
Mấy con bê lăng xăng đội mưa uống nước
Cao nguyên một màu trắng đục.
Mưa như khỏi cơn say, tỉnh giấc
Đất được hàn lấp
Đá được nối liền
Con người được như Tiên
Mọi vật quậy cựa
Nhưng chẳng ai nói
năm sau, Tám tháng sẽ có một trận mưa nữa
* Cao nguyên đá Đồng Văn đầu mùa khô 2010
Trước biển, trước đời
Mặt trời lên từ mặt biển xa
ánh hào quang toả rộng bao la
Biển thức dậy hay lòng ta thức?
Mặt trời hồng, hay đường thực đời ta?
Trước biển ta chỉ thấy nhoà nhoà
Biển nhoà hay ta còn trẻ quá
Biển rộng muôn trùng
Thuyền làm sao hiẻu cả
Đời thì dài, ta - đứa trẻ giữa ngã ba.
Trước biển, nghe sóng vỗ chan hoà
Những con thuyền ra khơi bỡ ngỡ
Mỗi chuyến đi, có bao lần bão tố?
Con thuyền nào không về?
Trước đời, ta có giống con thuyền đi?
Vấp ngã, khổ đau, niềm vui mấy ngả
Ta còn có cơ may sửa chữa
Giữa đại dương, thuyền sao chạy vào bờ?
Nhưng thuyền vẫn khao khát bến bờ?
Ta phải sống, khát khao hạnh phúc?
Nếu thuyền dừng có nghĩa là bị đắm
Nếu ta không đi có nghĩa đang chết mòn
Trước biển là- Thuyền
Trước đời là- Ta.
Lên Lao Và Chải
Tháng ba – Lao và Chải*
Giọt nắng lười ngủ quên
Sương phủ kín mặt người
Nhận nhau qua giọng nói.
Đỉnh cổng trời vời vợi
Vó ngựa khua ban mai
Tiếng khèn ai tìm bạn
Ô xoè, mây bay bay.
Đường mở như bàn tay
Bản làng thêm gần lại
Lớp học, trạm xá xây
Xoá đói, nghèo tăm tối.
Núi rừng thay áo mới
Nương ngô mướt xanh đồi
Em ơi,cùng xuống núi
Đi chợ tình Khau Vai**
Tháng ba, ai hẹn ai?
Để lòng bâng khuâng nhớ
Hoa gạo rơi lối nhỏ
Thắp đỏ lòng người trai
* Xã rẻo cao huyện biên giới Yên Minh
** Chợ tình Khau Vai ở Mèo Vạc –Hà giang1 năm họp 1 lần
vào ngày 27.3 ÂÂm lịch
Bên vườn chuối
Cây chuối mẹ trồng
Sớm nay trổ bắp.
Mỗi ngày qua, chuối nở ra
Một tàu lá lại úa vàng.
Bầu trời như xanh hơn
Lũ bướm ong hối hả về tìm mật
Đàn gà con bình yên ẩn nấp
Bên đôi cánh mẹ
Dưới tán lá che.
Khi những nải chuối đã nở kín buồng
Bên gốc chuối một mầm non bật nhú
Những tàu lá già lần lượt héo khô
Cái mầm chuối giờ đã thành cây
Chuối anh, chuối em
Đầm ấm xum vầy
Một sáng.
Cây chuối con trổ bắp
Lại một tàu lá úa vàng
Thanh thản họ hàng nhà chuối
Tiếng khèn
Tôi ngỡ ngàng đến lạ
Khi tiếng khèn cất lên
Âm trầm thật bình yên
Lặn sâu từng kẽ lá
Để lòng mình nghiêng ngả
Bồng bềnh trôi về em
Âm thanh bay vút lên
Núi như sà xuống thấp
Đường gập gềnh uốn khúc
Nâng nhẹ bước chân về
Âm nào cũng đam mê
Cây ngô tròn thêm bắp
Bông lúa vàng nặng hạt
Suối khe nước tràn trề
Tiếng khèn rộn làng quê
Gọi trăng lên đầu núi
Lũ con trai, con gái
Đốt lửarừng đến khuya
Tiếng khèn gọi mùa về
Bản làng thêm no ấm
Có phải tiếng khèn dấu
Lời tỏ tình đôi ta
Tiếng khèn quen mà lạ
Rất gần lại rất xa
Ôi, tiếng khèn da diết
Muôn sắc màu quê ta
Hương sắc Sa Pa
Đi giữa mùa xuân
Con đường mờ sương se lạnh
Chẳng rõ mặt em bên cạnh
Mà em như sắc hương trời
Núi Rồng ngủ trong tuyết rơi
Lưa thưa rừng thông ẩn hiện
Nhạc ngựa chợ phiêngọi bạn
Người chen sắc tuyết hoa đào
Nhà thờ Đức Bà hanh hao
Tiếng chuông vặn mình khắc khoải
Thác Bạc non cao nước tãi
Để lòng ai đó bâng khuâng
Vẳng tiếng khèn con trai Mông
Long lanh mắt người con gái
Núi cao, đường xa chẳng ngại
Theo chàng em lên chợ Mây
Thổ cẩm trăm màu em may
Hoà cùng sắc xuân trao gửi
Đi giữa
Mà lòng đốt lửa mùa Xuân
Quê hương tôi
Nơi biên cương Đồng Văn, Mèo Vạc?
Đá núi chập chùng ngàn năm trầm mặc
Bức tường thành biên ải xa xôi
Cái thuở mẹ cha leo núi vượt cổng trời
Bàn chân nhỏ đạp vào đá sắc
Cây ngô mọc, nỗi niềm khao khát
Nắm đất mẹ gùi đủ để sinh sôi
Tôi lớn lên cha dạy leo đồi
Gieo hạt trên nương trong từng kẽ đá
Những mùa ngô mướt xanh màu lá
Có màu xanh nào không vất vả gian nan ?
Các con tôi xếp đá trên ngàn
Đắp ruộng bậc thang ngăn mùa mưa lũ
Núi thì cao, cây ngô thì nhỏ
Bền bỉ cùng người gian khổ bên nhau
ơi,cao nguyên đá núi bạc màu
Câu hát ngày xưa khắc vào mạch đá
Tôi càng hiểu vì sao người ta tạc dạ
Xây cuộc đời hạnh phúc ở nơi đây.
Tìm em giữa chợ tình
Một năm chỉ có một lần
Một lần gói đầy thương nhớ
Mùa xuân như còn để ngỏ...
Chợ tình trên đất Khau Vai.*
Anh tìm em giữa rộng dài
Lời ta trao nhau năm ngoái
Tìm em sao em chẳng thấy
Cây khèn buồn không lên môi.
Anh tìm em giữa lứa đôi
Long lanh mắt người con gái
Anh nắm bàn tay mềm mại
Bàn tay trao người ta rồi
Tìm em trong nụ cười tươi
Nụ cười có nơi trao gửi
Anh gọi lời chui vào núi
Vắng em bát rượu nhạt môi
Lời ta trao nhau đâu rồi?
Anh tin cây rừng còn nhớ
Mặt trời ngủ rồi, còn đó
Mình anh ngồi với chợ tình
Cho dù có đợi một mình
Chợ đã tan phiên dã bạn
Em ơi,anhtrọn lời hẹn
Tìm em trắng cả cuộc đời.
Lớp học trên đỉnh núi
Trên đỉnh núi xưa
Chỉ có mây đi chơi
Gió nô đùa
Sương giăng màn ngủ
Tiếng chim kêu, vượn hú
Suối reo ?
Trên đỉnh núi nay
Mây vân bay
Nhưng mây có bạn
Gió vẫn đùa
Nhưng không cô độc
Sương vẫn giăng
Nhưng không làm buốt bàn chân
Tiếng chim hoà tiếng trống trường ngân
Trên đỉnh núi bây giờ
Có một lớp mươi trò nhỏ
Cô giáo từ miền xuôi yêu núi yêu rừng
Sớm chiều vang tiếng trẻ
Trên đỉnh núi ấy
Có một tương lai soi đường
Con chim nhỏ
Con chim nhỏ trong lồng
Nỗi niềm nào còn hót
Ngoài kia
Khoảng trời mênh mông
Gió thả giông
Những giọt nắng nhảynhót
Hoa xuân
Bướm, ong hối hả mặn nồng
Con chim nhỏ não nùng
Ai bảo con chim dại
Lại nói nó không
Nhưng dại, không đều ở trong lồng
Chỉ vì chim đâu biết
Miếng mồi ngon là miếng đắng nhất ?
Giờ thì
Chim tỏ cùng ai
Biết thời đã muộn
Ngày dài sao đây ?
ở đầu nguồn sông Chảy
Chiều đầu nguồn sông Chảy*
Biên cương tím màu mây
Hoa sim hương toả bay
Xín Mần lồng sắc núi
Gia Long sơn một dải
Ngàn năm luỹ thép dày
Núi sông tụ nơi đây
Dấu tích thời Việt cổ
Tiếng khèn ai theo gió
Nâng vó ngựa lưng đèo
Ô xoè mây bay theo
Khói lam mờ bản vắng
Đồn biên phòng mây trắng
Bóng chiến sĩ đỉnh đèo
Đường tuần tra cheo leo
Nòng súng nghiêng đầu núi
Bóng em đi vồi vội
Đường về bản còn xa?
Tiếng mõ trâu lốc cốc
Thấp thoáng ánh điện hoa
Có một chiều như thế
Nơi đầu nguồn xa xôi
Trên đỉnh đầu Tổ quốc
Tiếng bình yên không lời
* Huyện biên giới Xín Mần -Hà Giang
Giấc mơ của người đi cày nương
Người đi cày trên nương đá
Lang thang giấc mơ nơi phù xa màu mỡ
Cánh đồng mênh mông, nắng vàng rực rỡ
Gió thu lao xao phi lao hát rì rào
Lưỡi cày cắm sâu đất lở tuôn trào
Những hạt phù xa nổi lên lóng ánh
Lũ cò trắng nhởn nhơ đi bên cạnh
Theo luống cày thầm lặng đợi mồi ngon
Con bò cày lông mượt béo tròn
Dáng điệu khoan thai, bước đi hăm hở
Con sông đỏ nước về tuôn đổ
Đất và mồ hôi
Loang lổ trên cánh đồng
Những ruộng lúa vàng hạt trĩu bông
Người đi cày cắt từng bông lúa
Nước mắt bỗng tuôn ra giàn giuạ
Từ nay ta hết khổ...
Rồi bỏ cày chạy về khoe vợ
Đến đầu ngõ
Căn nhà cũ đã thành biệt thự.
Trong lúc mừng rỡ
Vấp phải thành giường
Giấc mơ cườitrở lại
Trên nương
Con bò và cái cày
Trước đá núi giăng sương
Chiều Đồng Văn
Đường tiếp đường lượn như vành khăn…
Núi chen núi, đá dựng ngàn ngọn mác
Mây khoác tay nàng gió về rừng
Hoàng hôn treo đầu đá chập chùng…
Nắng rắc vàng hay màu lúa bậc thang
Cung đàn quê hương em xếp ngang dáng núi?
Khập khễnh tiếng khèn đường xa chẳng vội
Có thương anh hãy đợi trăng cùng về?
Thấp thoáng khói lammờ thung quê
Tiếng mõ trâu nhẩn nha chạm ngõ
Đỉnh Tù Sán, chim queng qui gọi bầy về tổ
Biên cương sập cửa một ngày về
Con ra thành phố
Mai con ra thành phố
Đêm mẹ sao thể ngủ
Cứ nghĩ chuyện vẩn vơ
Cái gì cũng chưa đủ
Nào đường xa xe cộ
Khách nhiều hơn ghế ngồi.
Giữa thành phố chen người
Con như trẻ tập bơi
Sóng nào nhằm con, tới
Những lời chào mời gọi
Lời nào mật, thuốc mê?
Con đâu phải thầy thuốc
Loại nào uống, bỏ đi
Vũ trường rên ầm ĩ
Nhà hàng nào trá hình?
Mắt con như trẻ nhỏ
Đâu nhận ra được mình?
Ôi bao thứ mẹ sợ
Cám dỗ săn cuộc đời
Nếu được làm thần ước
Ai cũng là Mẹ thôi!
Em bé bán hương ở chùa
Dòng người chen nhau
Về chốn tâm linh
Em đi tìm mưu sinh
Đồng hành
Chia phận may rủi.
Những màu bộ áo quần
Chẳng nói
Điều gì
Chùa trên cao
Đường dài
Chân ngắn.
Hương đây! Hương đây!
Ai mua cho một thẻ
Lặng im
Nắng tròn chiếu qua rặng lim
áo em loang màu muối mặn
Đôi mắt thỉnh cầu
Lặn sâu khoảng vắng
Hương đây ! Hương đây!
Im lặng
Ai an phận mình- tuổi thơ?
Có một bàn tay nắm nhẹ
Tôi sững sờ?
- Chú vừa đánh rơi chiếc ví.
Gió nín thổi
Và tôi nín thở
Đôi mắt em như có lửa
Đốt từ trái tim
Sáng theo mỗi bậc thềm
Vào chốn phật
Mẹ vùng cao
Mẹ sinh ra ở vùng cao
Vùng cao đèo dốc cheo leo
Nên mẹ đi theo dáng hình của núi.
Bàn chân mẹ lúc nào cũng vội
Lên nương gập gối
Xuống dốc oằn chân
Đường đá gập gềnh
Không hụt hẫng.
Vai mẹ mòn để con cao
Quẩy tấu giấu gian lao
Bàn chân mẹ luôn cao hơn mọi đỉnh núi
Mẹ nuôi con
từ cây ngô trên đá
Từng giọt sương, lắng đọng mưa ngàn…
Cuộc đời mẹ quen với gian nan
Xây hạnh phúc
Từ xe lanh, dệt cửi…
Mẹ chỉ quen làm
Không quen nói
Yêu thương như mạch suối nguồn
Mẹ sống không nhìn thiệt hơn
Như cây sa mu trên cao nguyên đá.
Ôi, lòng mẹ hay là quê hương ta đó!
Cao nguyên đá Đồng Văn.
Miền gió, miền mây
Lên Săm Pun *
Gió thổi nghiêng cây
Người đi như say
Lời nói chưa thành tiếng
Vội bay…
ở Săm Pun
Mặt trời ngủ cả ngày
Mây thẩn thơ tìm nắng
Chim queng qui gọi đêm về rừng.
Đêm Săm Pun
Sương mò vào nhà
Bịn rịn tình thân
Ru lính biên phòng
Khẩu súng không ngủ…
Hoa bạc hà
Đợi đông sang mới nở
Hoa bạc hà tím một miền xứ sở
Chập chùng đá núi biên cương
Những cánh hoa mỏng mảnh trong sương.
Tôi nhận ra mắt đá buồn giá lạnh
Gió càng bão màu hoa càng đượm
Hương càng thơm để ong bướm tìm về
Cây hoa bạc hà nhỏ bé dáng quê
Trên đất khô cằn vẫn bền sức trẻ
Thân đứng thẳng giữa đất trời, dung dị
Hoa bạc hà - Em
Cô giáo vùng biên.
Trong căn nhà lá
Trong căn nhà lá
Họ kháo nhau sắp đổi tiền
Kẻ giàu như người điên nhốn nháo,
Trong căn nhà lá
Họ rỉ tai nhau
Sắp động đất
Kẻ giàu khuôn vội của nả
Lên xe hối hả
Trong căn nhà lá
Họnói nhỏ
Con người sẽ hoá đá
Người có bệnh, phải khai thật dạ
Trời sẽ cởi cho.
Bất ngờ người kéo đến chật nhà
Đông như kiến cỏ
Trong căn nhà lá
Người nghèo đang ngồi cười
Cô gái vườn ươm
Mưa từ mặt trời mưa xuống
Long lanh hạt nắng tóc gầy
Mặt đất cựa mình khắc khoải
Hạt mầm nhú sữa bật lên
Em - cô lâm trường vùng biên
Bao năm ươm cây sa mộc
Nắng hạ, đêm đông, bão lốc…
Đêm nằm mơ bước cùng cây
Mưa bay hay mồ hôi rơi?
Thấm sâu đất tươi màu mỡ
Má em chẳng cần phấn sữa…
Mà hồng nắng lửa chiều hôm
Bàn tay không còn mềm thon…
Cho cây cứng hơn trước gió…
Tuổi xuân thấy hoa đào nở
Chợt lòng bỡ ngỡ trước gương…
Chập chùng đá núi biên cương
Chập chùng màu xanh sa mộc
Đi giữa chiều thu sơn cước…
Nghe rừng hát khúc cao nguyên.
Lời cầu nguyện
Những lời cầu nguyện
Nhiều căn nguyên
Của đủ hạng người
Rắc nơi đền, chùa, đình , miếu?
Trước Phật
Cái oai vệ cũng thấp như đất
Trước Thánh
Không còn lời kẻ mạnh
Trước Thành Hoàng
Sự dịu dàng, trật tự như đội ngũ của tự nhiên…
Những lời cầu nguyện
Không phân biệt người sang, hèn
Sự dối trávô nghĩa.
Hạnh phúc
Đắng cay
ác độc,
Đau khổ
Tâm linh
Từ trái tim mình ?
Hai cửa hàng trên phố
Hai cửa hàng ở một ngã ba
Cùng dãy phố đông người qua
Cửa hàng mắm muối,rau quả
Tấp nập người vào ra …
Cửa hàng văn chương không xa
Thi thoảng mấy ông già
Đi thể dục dãn giờ
Lớt tới.
Lũ trẻ con ngó vội
Người công chức lặng thinh…
Cái thời
Văn chương không phải vị cứu tinh?
Hay người ta cần gạo,muối?
Văn, thơ chẳng thay được ô tô
Nhà lâù và những cuộc chạy sô ?...
Thương cô gái trẻ bán sách đợi chờ
Vẫn xế bóng
Lẻ mai đi về trên phố.
Nơi này
Chỗ ta đứng nơi này
Tổ tiên ta đã đứng?
Dấu tích hay nhân chứng
Những hoa văn sống động
Nét ký tự trên đá, trên xương…
Người xưa muốn gửi vàothời gian?
Chỗ ta đứng nơi này
Trập trùng đá núi, ngàn mây
Gió thổi ra từ đất
Ngọn hoa lau bay phần phật
Gió từ Hoa Lư lên
Chỗ ta đứng đường biên
Hòn đá biết dựng bia rẽ lối
Và cả màu sương sạm khói…
Cũng nguyện làm luỹ thép dày
Chỗ ta đứng nơi này
Tổ quốc.
Thơ sẽ ra sao ?
I
Có người nói
Bây giờ thơ như kẻ rượu say
Nằm bất động chẳng ai thèm lay
Những quyển thơ đủ màu “cám dỗ” ?
Mà như gái đẹp vô duyên?
Dù sao sông vẫn xuôi dòng
Như sông
Thơ vẫn cứ sinh nở
Có thể
Mỗi thời hiểu thơ theo nhiều góc độ
Phải chăng
Thơ đang bị bơ vơ ?
II
Chiến tranh người ta cần đến súng đạn
Không thể thay mạng sống bằng thơ*
Khi đói cần đến gạo, thịt…
Thơ không làm cái dạ dày to lên được?
Thời kinh tế thị trường
Một cầu thủ chuyển nhượng
Hàng triệu đô.
Ca sĩ cát cê phần mười giờ
Mươi, dăm triêụ
Có doanh nhân
Chi hàng tỷ đồng
Mua sân gôn, vũ trường sành điệu
Thưởng nụ cười người đẹp
Cả ngàn đô …
III
Có ai bỏ bạc triệu mua thơ?
Nhưng nhà thơ
Không bao giờ đổi thơ lấy phở.
Trái đất này
Sự sống
Phải chăng bắt đầu từ một lời Ru?
Thu biên cương
Những giọt sương long lanh
Đậu trên cành sim tím
Thu biên cương bịn rịn
Bước chân đường tuần tra
Đá núi nhoà sương mơ
áo lính hoà màu lá
Thấp thoáng nhà bản nhỏ
Tiếng khèn dìu dặt xa
Tiếng trẻ thơ học chữ
Sắc thu vào trang vở
Trên nương bắp tách vỏ
Mặc áo thu về nhà
Cô gái Mông xuống chợ
Mua vải, chỉ thêu hoa…
Gói hương thu ấp ủ
Đợi đông sang mở ra…
Những hạt cơm rơi
Người đàn bà
Ném hạt cơm
Bỏ chạy như một trận gió thổi
Hạt cơm
Hạt ngọc của trời ban tặng
Rơi xuống chỗ đất hoang
Lũ kiến lao đến
Bầy chuột đồng
Đánh thức cái bụng đói
Hạt cơm quần quại trong mơ
Hạt cơm
Sinh linh của tự nhiên
Tình yêu khát khao của trời đất
Sự vần vũ của khổ đau và hạnh phúc
Bỗng trở thành thứ rác?
Đêm.
Kẻ ăn xin lang thang qua đường
Gió…
Bão…
Mưa…
Lê bước chân trần
Chiếc áo cuối cùng
Bọc những hạt cơm nhặt được
Lại một hạt cơm tội nghiệp
Nhặt lên.
Nước mắt người ăn xin
Chảy thẫm xuống chân
Hoà vào những hạt cơm vô tội
- Thế giới này sao lại có nhiều hạt cơm rơi như vậy?
Hỡi con người ???
Người đàn ông đi đền
Trong dòng người đi đền
Người đàn ông đeo kính đen
Từ đầu đến chân đều bóng
Chủ đền
Mặt hoa da phấn
Kính cẩn
Khấn thay.
Bên ngoài
Gió rít, mưa bay
Hai đồng chinh trên đĩa quay quay
Sấp hết.
Lần thứ hai
Ngửa tất.
Lần thứ ba
Một đồng văng xuống đất
Người đàn ông bỗng vã mồ hôi hột
Điều đó
Chỉ có Thánh và anh ta biết.
Nếu mỗi ngày
Nếu mỗi ngày
Đến bữa thì ăn
Đến giờ đi làm
Chơi
Và ngủ
Nếu
Những ngày tiếp theo như cũ
Ngày thứ nhất: tốt
Ngày thứ hai: được
Ngày thứ ba :vừa
Ngày thứ tư: buồn
Ngày thứ năm:lo
Ngày thứ : sáu khó chịu
Ngày thứbảy: đi khám bệnh
Nếu
Bạn không muốn tự huỷ mình
Mỗi ngày
Hãy cất một tiếng hát
Nghe một bản nhạc
Và đừng quên đọc một câu thơ
Thế giơí này sẽ toả ngát hương hoa
Không như kẻ lười nghĩ?
Trước một nghĩa trang
Trước một nghĩa trang
Những người quá cố.
Họ về với tiên Tổ
Theo nẻo đường nào?
Có người ra đi
Trong nỗi niềm thương đau
Có người ra đi
trong lời oán hận
Có người ra đi
Trong mưu đồ tham vọng
Có người ra đi
Trong côi cút bơ vơ?...
Nghĩa trang
Đường cuối của con người.
Là nơi những linh hồn nghỉ ngơi?
Hay lại “Bận việc đời” dưới chín suối?
Lúc này
Những linh hồn có ngần ngại
Ngẫmmình?
Trước nghĩa trang
Chỉ một màu khói hương
Con gái Mông
Con gái Mông lấy chồng
Không thích giường rộng
Xoay bên nào cũng không sợ trống...
Con gái Mông
Chẳng sợ núi cao
Không dốc đèo nào
Cao hơn đầu gối.
Bàn chân biết trăm lối...
Chọn lối về nhà.
Bàn tay biết nói
Trăm màu trên áo hoa
Con gái Mông đi chân không
Để chồng cưỡi ngựa
Bát rượu thay lời hứa
Chỉ lá ngón mới chia lìa
Ru mặt trời
Thôi.
Về đi mặt trời ơi!
Còn đâu nữa.
Ta còn chi đâu nữa
Vầng trăng xẻ đôi
Màn đêm sập cửa
Ta biết người không nỡ muốn rời xa
Nhưng đò đã sang
Sương già đã hoá mưa
Cànhxa lá
Và hoa không kết quả
Dù nấn ná cũng chỉ thêm đau khổ
Thôi.
Ta xin người.
Về đi mặt trời ơi!
Ngày ta đón mặt trời buổi bình minh
Chỉ thấy xung quanh mình thật đẹp
Nghe chị gió hát bài ca hạnh phúc
Nhìn bác mây một tấm lòng bao dung
Và bầu trời trong xanh đến vô cùng
Chim vỗ cánh.
Trăm hoa dệt hương sắc
Đâu có biết, một ngày kia tan mất
Hương vị ngọt ngào, thành mật đắng trên môi.
Giờ chị gió không hát bài lứa đôi
Bác mây chẳng thong dong
Trong lòng chứa hung khí
Bầu trời xanh bị bóng đêm bao phủ
Hoa sáng nở, chiều tàn.
Chim rã cánh thôi bay
Về đi. Mặt trời ơi!
Ta lại lớn lên rồi!
Làng những năm hai ngàn hai mươi*
Người trở về
Trốn cũ tuổi thơ
Lang thang giấc mơ
Bến nước con đò.
Con sông đây đôi bờ khép mí
Dòng nước lững lờ
Bạn với rêu xanh…
Bến đò đâu
Cái nắng hao hanh
Vầng trăng khuyết
Mái chèo lẻ bóng
Vắng tiếng em cười
ủ rũ mặt sóng
Đường dọc ngang- áo chật xe, người.
Bóng tre xanh thân thuộc bao đời
Lưa thưa đứng ngồi
Lẻ loi con cháu.
Cây lúa đi ẩn
Nhà máy, công trình
chen nhau lên ngôi…
Đâu rồi, những cánh cò đưa nôi
Tự ngàn xưa ru ta vào mơ ước
Xóm dưới, làng trên
Kín bền bê tông cốt thép
Gặp nhau ô kê, hảo hào
Đêm làng bừng sáng ngàn sao
Nhà hàng, vũ trường huyên náo
Cô tiếp viên dưới ánh đèn huyền ảo
Con bà bán củi ngày xưa
Anh giám đốc mặt lông tơ
Con ông hàng đồng nát …
Người trở về
Vắng bóng câu hát
Đưa nôi
Người già
Trẻ em
Vui cười…
Mồ mả Tổ tiên hẹp nhỏ
Làng
Kẻxa lạ?
Giữa chốn “chôn nhau” ?…
Cao nguyên đá khát
I
Đi ngược miền cực Bắc
Đá núi san sát
Trập trùng ngút ngát
Lô nhô cao ngất
Không có chỗ cho đất, cỏ cây
Khô hạn hai trăm hai chục ngày…
Đồng Văn - Cao nguyên đá…
Miền đất cổ sinh
Từ buổi Cambri đến Trias*
Cái thuở biển lên đây để hát
Lũ san hô, sò , hến…đánh đàn
Bản hợp xướng củađại dương
Dấu tích những trận chiến thần thuỷ, thần sơn…
Đất trời đành chia tách
Bức tranh thiên nhiên kiệt tác
II
Cao nguyên đá
Từ cửa ngõ cổng trời Quản Bạ…
Bước chân người mòn đá…?
Những ngôi nhà rào đá bao quanh…?
Ngăn mưa lũ
Chống thú dữ…
Tồn tại và tái sinh…
Sao tôi thương Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh…
Những cây ngô vặn mình
Sinh trong đá.
Những hạt ngô vắt kiệtsức thành giọt sữa
Nuôi người…
Thương lắm, mẹ oằn lưng cõng trời
Gùi đất, gùi con lên nương sớm tối…
Ngày ngóng mưa chiều
Đêm mong sương rơi
Khát khao sự sống…
Thương lắm, bàn chân em toạc máu
Đạp lên đá sắc
Vượt mấy con đèo?
Lội bao con suối?
Tiếng khèn gọi
Chẳng con đường nào xa…
Thương nhau đá phải mềm dưới chân ta
Yêu nhau núi phải thấp hơn đầu gối
Cây ngô vẫn xanh tươi
Đất này phải sinh sôi giống nòi…
III
Cao nguyên đá
Nước ít hơn mồ hôi
Không có chỗ cho con người khóc
Tình yêu lớn hơn sức vóc
Hạnh phúc là chiếc giường hẹp
Rộng hơn đợi chờ
Miếng mèn mén* câu thơ nào sánh đủ
Bát rượu ngô không quên quá khứ
Đêm nằm nghe hồn đá chiêm bao
Thương lắm, các em nhỏ đến trường
Gót chân dài hơn con chữ
Những phép cộng, trừ, nhân , chia…chưa đủ
Khát vọng cao nguyên
IV
Thời gian là những bước chân…
Trong mịt mùng…vẫn tìm ra dấu tích
Bước lên 286 bậc thềm
Đứng trên núi Rồng- Lũng Cú
Nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay
Một dải chân mây
Những ngọn núi, con sông cùng chầu về Đất Tổ
Ta càng hiểu giá trị giọt máu đổ…
Nơi đây
Hàng hoá
Kinh tế thị trường
Đồng tiềnvà tình thương
Cái gì trở thành hàng hoá ?
Một mẹ già trong cơn đau bệnh hiểm nghèo vật vã
Lúc lâm trung…
Mấy đứa con mải miết làm ăn…
Người gần nhất bên bà
Cô giúp việc…
Kinh tế thị trường
Người con gái xẻ ngực
Nhét đồng tiền bo trong quán ka raoke ?
Hàng quán pho tocoppy
Trí thức con người được mặc cả ?
Ai đốt lòng mình hàng hoá lương tâm ??
Bữa cơm trên bản nhỏ
Bản nhỏ, đêm nay chỉ có đèn dầu
Bũa cơm chủ , khách ngồi xuống đất
Những khuôn mặt vừa quen bỗng trở nên thân thuộc
Nhận ra nhau qua lời chào mời.
Rau cải, bí ngô trên nương
Gà đen của nhà nuôi lấy
Rượu ngô trong chum mở mới
Râm ran tiếng nói câu cười…
Ngoài trời lạnh mái sương rơi…
Vụ này mấy tháng đất khát…
Đầu năm bò, lợn…”nằm viện”
Hạt ngô chẳng chịu về nhà…
Lại cười. Ta hẹnvới ta…
Lạch cạchchạm nhau tiếng chén
Tôi thấy giọt mồ hôi mặn
Giọt nào rơi trên bát cơm
Giọt nào rơi xuốngđá nương
Giọt nào ngày nắng đêm sương
Giọt nào tình người cán bộ…
Tiếng nai tác tìm bạn cũ…
Nghe hồn đấtthở biên cương.
Mắt đá
Trong hốc đá
Những cây ngô non
Chẳng cần vội vã
Tháng ngày cứ thế nhởn nhơ xanh
Ngày đã có mặt trời chiếu sáng
Đêm có sương rơi cho nước uống
Đất âm thầm chắt chiu dâng nguồn sống…
Người mẹ Mông bàn chân trần đạp lên đá tai mèo như chông
Oằn lưng cõng từng nắm đất lên núi
Nắm ngày
Nắm đêm
Nắm đông
Nắm hạ
Đắp ước mơ
Mẹ nuôi uoc mơ một đời trong những hốc đá
Những con mắt xanh mướt ngô non
Chỉ có đátrên cao nguyên biết…
Trăng có đôi
Cho những chiếc hồ treo trên cao nguyên đá
Em bảo
Khi nào trăng có đôi
Sẽ nhận
Tình yêu anh ngỏ lời
Quê mình nghèo
Khô cằn cao nguyên đá
Mỗi lần trăng lên
Anh lại thấy đơn côi
Qua bao mùa trăng lòng anh lại đầy vơi
Đêm nay
Trên cao nguyên đá núi chập chùng ngồi
Trăng như gương soi
Chú Cuội, chị Hằng nắm tay nhau xuống núi
Giómơn man
Làn nước hồ bối rối
Hàng sa mu
Khoan khoái lặng bên đồi
Em nhìn xuống mặt hồ
ồ!
Trăng có đôi !
Thế giới này quá chật ?
Giống như chiếc áo trẻ con
Mặc cho người lớn.
Trái đất này quá chật rồi sao ?
Ra đường
Người, xe như bầy kiến
Giao thông tắc nghẽn…
Khói, bụi, ngột ngạt…
Tai nạn tràn lan…
Sự tranh cướp tiền bạc, thời gian…
Về nhà
Con người như bị nhốt
Trong những chiếc” cống hộp”…
Phải chăng văn minh thời đại công nghiệp ?
Trái đất này
Quá chật
Ai chung tay cùng ai ?
Tôi yêu quê tôi
Quê tôi vùng núi cao cực Bắc
Có đá núi chập chùng ngút ngát
Nâng bước chân tôi chập chững vào đời
Có ruộng bậc thang như cung đàn lên trời
Ngăn mưa lũ xói mòn
Trồng ngô, trồng lúa…
Có phải đá thương chamà ngàn năm đứng đó
Luỹ thép biên cương?
Có phải đá thương mẹ
Oằn lưng gùi đất lên nương
Gieotừng hạt mồ hôi, từng giọt nước mắt …
Mà làm nên hòn vợ, hòn chồng…?
Có phải đá thương em
mà làn môi như hoa đào
Đôi má ửng như mặt trời dậy sớm
Mái tóc xanh như lá sa mu
Lời nói như chim ri gọi mùa…
Tôi yêu quê tôi
Nước uống ít hơn mồ hôi
Những ngôi nhà treo trên vách đá
Bát mèn mén không quên nét hoa văn trên tà áo cũ…
Đá biết nói tiếng người
Quê tôi
Những em nhỏ không biết nằm nôi
Lớn lên trên lưng mẹ
Đường tới trường còn khó hơn học chữ…
Hạnh phúc là được đón cơn mưa…
Khi chết, được nằm trong đá…
Tôi yêu quê tôi
Đồng Văn – Cao nguyên đá
Uống rượu ở Pà Vầy Sủ *
Leo hết dốc.
Cưỡi gió ngược
Lên Pà Vầy Sủ thở gấp…
Chưa chào nước
Đã thấy rượu.
Uống một bát vào mùa gieo hạt
Uống hai bát, ngô bát ngát đồi nương
Uống ba bát, bò dê chật chuồng
Bốn bát thấy múa khèn bị vướng …
Uống… Uống… Uống…
Nhà dựng ngược
Uống…uống…uống
Bản xuôi tay
Người bạn Môngkhông cười cười
Lưng chạm đất còn nói với:
Có khách.
Năm tới bản lại được mùa…
Đừng bao giờ đánh mất
Rồi có một ngày cha mẹ sẽ ra đi…
Ai cưỡng được luật đời như thế?
Nhưng trước cái ngày có thể…
Đừng làm chi để cha mẹ đau buồn
Giọt sữa năm xưa giọt nước mắt mẹ nuôi con
Giọt sữa ấy lớn hơn biển cả
Bàn chân son của con
Là hình bóng bắp chân trần
Đôi tay cuộn gân của cha bới đất…
Cắm sâu những hạt lúa, củ khoai…giành giật với mất còn
Như mo nang che mưa nắng nhọc nhằn
Chở che đọt măng mọc thẳng
Dẫu cha mẹ có thể làm ta chưa vừa ý…
Xin hãy để lúc ta làm cha mẹ…
Đừng đánh mất những gì đã có trong tay.
Sóng và con dã tràng
Bên bờ biển
Con dã tràng xe cát
Ngôi nhà mới dựng lên
Một cơn sóng xoá hết
Con dã tràng
Trước sóng nhỏ nhoi, yếu ớt
Nhưng biển chỉ bình yên một phút
Hàng trăm ngôi nhà lại mọc lên
Khao khát biển chẳng gì ngăn cản được.
Những con người yêu biển
Lại vượt sóng ra phía trước
Dáng hình tạc vào chân cát,bình minh.
Ý kiến bạn đọc