Chiếc cày trong dời sống người Mông Mèo Vạc

10:59, 25/04/2013

HGĐT - Nếu ở dưới xuôi nông nghiệp cơ bản đã được cơ giới hóa, thì Mèo Vạc vẫn còn phải dùng con bò để cày nương, vì bò rất khéo léo cày trên những nương có lẫn đá. Cùng với con bò, công cụ có yếu tố quyết định đến chất lượng canh tác ở vùng cao nguyên đá chính là chiếc lưỡi cày. Đây được coi là phương tiện “cơ giới hóa” canh tác tiện lợi nhất của người vùng cao Mèo Vạc hiện nay.


Sau khi vượt qua những con đường ngoằn nghèo như sợi chỉ vắt qua những sườn núi cheo leo, chúng tôi đến huyện lỵ Mèo Vạc. Đúng như tên gọi “sống trên đá” nhưng vẫn anh hùng vượt khó đi lên. Đi qua những cung đường ai cũng cảm nhận rằng để có được vạt ngô nhú lên trong từng kẽ đá, người nông dân nơi đây phải mất nhiều công lắm.

Thấy chúng tôi tò mò về cái lưỡi cày, anh Vàng Chứ Lình thị trấn Mèo Vạc cho biết, để cày được trên cao nguyên đá này thì yếu tố quan trọng cần phải có một lưỡi cày tốt. Chúng tôi trên này chỉ dùng cày của dân tộc Mông mình thôi, chứ cày dưới xuôi không phù hợp. Cày của người Mông nhỏ và có mũi hơi cong một chút khi cày nếu va vào đá thì người cày chỉ nâng nhẹ hay lượn trái hoặc phải. Ngược lại, cày ở dưới xuôi thì to bản hơn, có đầu nhọn hoắt và cong gặp đá dễ mẻ lắm. Anh Lình đi ra sau nhà rồi đem cái cày của gia đình mình cho chúng tôi biết:Cái cày này đã dùng được ba năm rồi giờ nó đã sángbóng. Theo kinh nghiệm của người Mông chúng tôi, cái cày nào mà càng cày càng bóng, ít mòn là thép tốt. Thường tay cày tốt nhất được làm bằng gỗ nghiến. Đúng như lời anh Lình nói trên địa hình núi đá này, để cày được người ta cần thiết kế chiếc cày nhẹ hơn, chắc chn hơn so với cày dưới xuôi. Từ trị trấn Mèo Vạc phóng tầm mắt ra xa nhìn những cây ngô non đang lớn dần lên trên những nương đá, tôi thấy khâm phục ý chí và nghị lực của người dân nơi đây. Cho dù điều kiện tự nhiên có khắc nhiệt như thế nào “nương đá” vẫn nuôi bao người Mèo Vạc khôn lớn.

 

      Lưỡi cày ở chợ phiên thị trấn Mèo Vạc thu hút nhiều người đến mua.

Chúng tôi hỏi về cách rèn lưỡi cày, ông Chứ Chúng Lầu, 56 tuổi, ở bản Sủng Cáng, xã Sủng Trà (Mèo Vạc) - người được coi có kinh nghiệp rèn cày tốt nhất vùng khẳng định, làm cày ở vùng cao cần có bí quyết riêng đấy. Ở dưới xuôi ruộng không có đá nên lưỡi cày được rèn rất đơn giản. Nhưng ở trên cao nguyên đá, lưỡi cày phải được rèn bằng loại thép tốt nhất. Cày va vào đá mà không hề hấn gì. Ông bảo, khi đi mua cày, lấy cục đá gõ vào thấy kêu keng keng là thép luyện tốt. Để làm ra lưỡi cày đạt tiêu chuẩn, các lò rèn ở Mèo Vạc phải tuyển chọn được loại thép tốt nhất để rèn lưỡi cày. Thép làm lưỡi cày thường được người dân tận dụng từ những phụ tùng ô tô cũ. Tuy nhiên, để rèn được một lưỡi cày tốt thì đòi hỏi người thợ rèn phải có kinh nghiệm trong nung thép, thép được đưa vào lò nung phải đủ thời gian thì lưỡi cày mới cứng và bền...

Ở các chợ phiên của huyện Mèo Vạc, lưỡi cày là mặt hàng thu hút được nhiều người đến mua. Giá bán mỗi lưỡi cày “chuẩn” ở đây từ 350 - 400 nghìn đồng/cái. Anh Vàng Mí Pó, khách mua lươnĩ cày về làm nương cho biết:Một lưỡi cày tốt cày ba năm cũng chưa mòn, cho nên người ta thường nói “tiền nào của nấy”. Người Mông Mèo Vạc chúng tôi nghề thợ rèn rất tốt, đặc biệt là rèn cày nên chúng tôi cũng yên tâm về chất lượng.

Rời Mèo Vạc trở về thành phố Hà Giang, trên đường đi chúng tôi nhìn những người nông dân cầm cày bước sau những con bò trên những vách núi đá cheo leo. Tất cả như đang cùng vẽ lên những nương ngô, nương lúa trên cao nguyên đá ngày càng thêm đẹp hơn. Khi năm cũ qua đi, năm mới lại về người Mông không quên dán tờ giấy bản vào chiếc lưỡi cày, thông báo cho nó nghỉ ngơi ăn tết. Ra Giêng chiếc cày lại cùng mọi người lên nương, chăm chỉ làm lụng cho một năm mùa màng bội thu. Như vậy, chiếc cày có ý nghĩa rất lớn trong đời sống người Mông nói chung và người Mông Mèo Vạc nói riêng.


Bài, ảnh: Chu Tô

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng Làng Văn hóa du lịch tiêu biểu gắn xây dựng NTM ở tỉnh ta - một năm nhìn lại
HGĐT - “Du lịch cộng đồng” - Cụm từ mà trước đây tưởng như rất xa lạ đối với bà con, ít được nhắc đến trong những cuộc trò chuyện, giao tiếp hàng ngày. Còn nay, du lịch, tour hay du lịch cộng đồng đã thấm sâu vào từng nếp nhà, cuộc sống hàng ngày của bà con các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Bởi Hà Giang là tỉnh có cộng đồng 19 dân tộc anh em sinh sống; mỗi dân tộc đều
29/03/2013
Đông đảo du khách dự Lễ Khai hội Tây Thiên 2013
Sáng 26/3, tại Khu di tích danh thắng Tây Thiên, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức Khai hội Tây Thiên 2013.
27/03/2013
Ca nương Kiều Anh thành “của hiếm” ở Tìm kiếm tài năng Việt Nam
Bán kết 6 chương trình Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent mùa thứ hai được truyền hình trực tiếp vào 20h ngày 24-3-2013 trên VTV3 ghi nhận sự đột phá trong tiết mục của ca nương Nguyễn Kiều Anh. Các tài năng nhí cũng có phần thi hấp dẫn.
25/03/2013
Độc đáo những món ăn từ trứng kiến của người Tày
HGĐT- Vào mỗi dịp Tết Thanh minh, ngoài một số loại bánh như bánh trôi, bánh chay, người Tày ở Hà Giang còn có một món ăn dân dã được làm từ trứng kiến đó là bánh trứng kiến. Bánh trứng kiến chỉ có thể làm được vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, vì nguyên liệu làm bánh chỉ có vào mùa này.
24/04/2013