Bảo tồn, phát huy giá trị làn điệu hát Then – cách làm hiệu quả ở Tân Thành

17:49, 30/08/2013

HGĐT- Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã đề ra nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số, trong đó có tiếng nói, chữ viết và những làn điệu dân ca, những câu hát, điệu múa... mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc. Để bảo tồn và phát huy những giá trị làn điệu hát Then, nhất là những làn điệu hát Then cổ của người Tày, những nghệ nhân thôn Tân Thành, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang đã có nhiều cách làm hay.


Thôn Tân Thành, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang có 84 hộ, 100% là dân tộc Tày. Nhà ông Nguyễn Thái Học, một cán bộ hưu trí, người có tâm huyết với những làn điệu Then, những người già, phụ nữ trong làng đến nhà ông để tập hát Then và tập đánh đàn tính, mọi người ai cũng bận rộn chuẩn bị trang phục, dụng cụ để tập luyện. Ông Học cho biết, mọi người tập luyện hăng say lắm, có những hôm tập luyện từ sáng đến tối, cá biệt có đêm đến tận gần 12 giờ mọi người mới chịu về. Đến đây mọi người dù già, trẻ, gái, trai đều ý thức tập luyện, nhất là những người già họ rất say mê dạy cho những người trẻ tuổi biết nghe và hát được những bài hát Then.

 


Một làn điệu hát Then của các nghệ nhân thôn Tân Thành xã Phương Độ (TPHG).


Then là những khúc hát, điệu múa thuộc thể loại dân ca nghi lễ, là phong tục từ lâu đời của dân tộc Tày. Then xuất phát từ chữ “Thiên”tức là Trời. Bởi vậy, điệu hát Then vẫn được người Tày coi là điệu hát “thần tiên” và thường được sử dụng trong các nghi lễ: Cầu mùa, cầu yên, cấp sắc... Hiện nay, mặc dù nguồn gốc của hát Then chưa có sự thống nhất, nhưng trải qua những năm tháng, hát Then vẫn là “món ăn” tinh thần không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày. Nội dung các khúc hát Then đều toát lên tư tưởng nhân văn sâu sắc, chứa đựng tình yêu thiên nhiên, mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, con người mạnh khỏe, mùa màng tươi tốt, tình yêu đôi lứa, ca ngợi quê hương, đất nước. Giai điệu Then mượt mà, sâu lắng, âm hưởng mềm mại, đầm ấm, tạo cảm giác gần gũi, thiêng liêng, sức truyền cảm mạnh... Đến nay những người già trong làng đã sưu tầm và dịch được 3 làn điệu Then cổ như: Làn điệu “khiển không” có nghĩa là mường trời; làn điệu “khảm pè” có nghĩa vượt biển; làn điệu “sôi thuông” nghĩa là vượt sông, theo dòng sông suối xuống. Để có thể truyền dạy cho những thế hệ sau cần phải có những thế hệ đi trước biết và hiểu về hát Then của dân tộc mình. Bà Nguyễn Thị Định, năm nay đã 77 tuổi, là người cao tuổi trong làng và cũng là người biết được nhiều bài hát, nhiều câu hát và làn diệu Then nhất, những bài Then cổ đều được bà dịch và dạy cho mọi người hát theo. Với tuổi của bà, việc dạy và truyền lại những câu hát Then cho thế hệ trẻ không còn được nhiều nữa, đây là nỗi lo lớn nhất của bà, nên còn sức khỏe, thời gian, với tâm huyết, yêu câu hát, yêu điệu múa, bà đang ra sức tập luyện cho thế hệ trẻ trong làng biết được, hiểu được và hát đựơc những bài hát Then.

 

Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII cũng nêu rõ, văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống toàn xã hội và mỗi con người trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian... Vì vậy, để tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị của những làn điệu hát Then điều quan trọng cần thiết là phải biết coi trọng vai trò của các nghệ nhân, những hạt nhân văn hoá của dân tộc Tày; tôn vinh những nghệ nhân dân gian có thành tích, có công trong việc dạy và truyền đạt những làn điệu hát Then cho thế hệ trẻ; Tiếp tục khuyến khích, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thế hệ trẻ tiếp cận, học và có sân chơi, tập luyện cũng như có nhiều chương trình biểu diễn, các cuộc thi về hát Then, biểu diễn các làn điệu dân tộc. Có như vậy thì việc gìn giữ, duy trì và phát huy những làn điệu hát Then mới có hiệu quả và thiết thực đi vào đời sống và là giá trị văn hoá mang sắc thái, đặc trưng riêng có của dân tộc Tày...


NHẬT LINH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chặng đường vinh quang
HGĐT - Ngày 1.8.1930, Ban cổ động tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam phát hành tài liệu tuyên truyền đại cương “Ngày quốc tế đỏ 1-8”, kêu gọi chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ Liên bang Xô viết, ủng hộ phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức.
31/07/2013
Bảo tàng Chứng tích lọt vào tốp hấp dẫn nhất châu Á
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã được trang web TripAdvisor bình chọn vào tốp 5 trong số 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2013.
31/07/2013
Con sóng hình chữ S
Ngàn đờilời mẹ ru...Ngàn đờilời bà ru...
30/08/2013
Uống rượu ở Pà Vầy Sủ*
Leo hết dốc. Cưỡi gió ngượcLên Pà Vầy Sủ thở gấp
30/08/2013