Lễ hội và văn hóa truyền thống

19:38, 20/01/2014

(Xuân Giáp Ngọ)- Mỗi khi Tết đến, Xuân về, nhiều lễ hội được cộng đồng dân cư tổ chức, như Lễ cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ Cúng cơm mới, Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày; Lễ Mở cửa rừng của người La Chí, người Mông; Lễ đặt tên con, cháu... tạo nên nét sinh hoạt tâm linh mang bản sắc văn hoá cộng đồng, có tính giáo dục cao, tạo cho mọi người, mọi nhà và cả cộng đồng nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội. Đây cũng là dịp mở cửa đón một mùa Xuân mới.


Thường thì phần Lễ luôn được gắn liền với phần Hội và phần Hội là một hoạt động không thể thiếu ở mỗi vùng quê. Dân tộc Mông ở Hà Giang trong ngày Xuân theo Tết Nguyên đán lại có tục “kéo vợ”, mà kéo vợ chính là phần Hội để đón Tết, hay dân tộc Tày khi tổ chức Hội ném còn thì phải có phần Lễ cúng quả còn, cầu cho mưa thuận, gió hòa, cầu cho đôi trai gái bén duyên nhau... Những nghi thức văn hoá truyền thống luôn được gắn với đời sống tinh thần, hướng thiện. Đặc biệt là sự đoàn kết cộng đồng, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá của từng dân tộc, như cúng cấp sắc của người Dao, trước đây chỉ cộng đồng hay thậm chí chỉ họ hàng người Dao dự. Nhưng hiện nay đã trở thành một nghi lễ cho cả vùng, hay ít nhất cũng là khu dân cư mà trong đó có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

 


Thi cày ruộng trong ngày đầu năm.Ảnh: LÊ LÂM


Được sự ủng hộ, định hướng của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các Lễ hội truyền thống đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống của mỗi cộng đồng. Nhiều huyện, xã đã tiến hành phục dựng lại những nghi lễ tâm linh của nhiều dân tộc. Như Lễ cấp sắc, Lễ cúng rừng, cúng ruộng, Lễ hội Xuống đồng, Lễ hỏi, cưới truyền thống của từng dân tộc, phục dựng và thành lập đội chiêng, trống của người Lô Lô...

 

Cũng trong những năm qua, nhiều đền chùa, miếu mạo được tu bổ, tôn tạo, góp phần gìn giữ được nét tâm linh của nhiều dân tộc. Cũng tại những nghi lễ này đã tạo nên sự đoàn kết giữa các dân tộc chung sống trong vùng dân cư. Thông qua tín ngưỡng, tâm linh, vốn văn hoá của các dân tộc được phát huy một cách đầy đủ và sáng tạo. Từ đó đời sống tinh thần cũng luôn được nâng cao nhờ có ý thức tôn giáo đúng mực mà không vượt quá giới hạn.

 

Như vậy, cùng dựa trên nền tảng văn hoá của nhiều dân tộc, biết vận dụng vào thực tế đã tạo ra một đời sống tinh thần đầy tính nhân văn và truyền thống. Những sinh hoạt cộng đồng, lễ và hội đã tạo cho vùng đất, con người hoà nhập mà không hoà tan, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trên vùng đất đỉnh đầu Tổ quốc.


KIM NGÂN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn tổ chức nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch mừng Xuân
HGĐT - Trong dịp tết Nguyên đán 2014, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đón chào xuân mới, huyện Đồng Văn sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Đây cũng là dịp để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và các sản phẩm du lịch của huyện đến với du khách trong nước và Quốc tế, góp phần thúc đẩy nền du
20/01/2014
Vô Điếm vào Xuân
(Xuân Giáp Ngọ)- Trở lại quê hương sau nhiều năm xa cách, xe tôi lướt nhanh trên con đường mới nâng cấp trải nhựa phẳng lì. Hai bên đường những cánh đồng hoa màu xanh tốt. Hương hoa từ vườn cây ăn quả đâu đây ngát theo làn gió, tỏa trong không gian, khiến lòng đầy cảm xúc - đó là quê hương xã Vô Điếm (Bắc Quang) - đang vươn mình đón chào Xuân mới.
20/01/2014
Chùm thơ Xuân
Trần Thị Nương Dâng Người
17/01/2014
Bạc hà, mùa ong làm mật
(Xuân Giáp Ngọ)- Hoa Bạc hà có một đời sống khác hẳn, những sườn núi cao trơ trụi, các cây khác hầu như không thể lên được thì hoa Bạc hà lại rất tươi tốt, phủ mầu xanh đầy sức sống. Cây thuộc loài thân cỏ, lá mọc so le hình răng cưa; nảy mầm từ mùa Xuân, nhưng phải đến Thu mới ra hoa. Hoa Bạc hà hình đuôi chồn, xung quanh gắn hàng ngàn cái chuông nhỏ. Mỗi quả chuông chứa
17/01/2014