Người Mông với trò chới “Tầu sừ”

13:49, 22/01/2014

Xuân Giáp Ngọ - “Tầu sừ” (ntơưl yưl) là cách gọi tiếng Mông, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là đánh mông hay vỗ mông. Nghe tên gọi, có lẽ ai cũng có chung một suy nghĩ đó là trò đùa tếu của thanh niên nam nữ chứ không mấy ai nghĩ rằng đó là một trò chơi dân gian truyền thống, là cách tìm hiểu nhau rất ý nhị và độc đáocủa đồng bào Mông bắt nguồn từ một nền tảng văn hóa lâu đời của dân tộc này.


Các cụ già người Mông kể rằng, trước đây, mỗi độ xuân về, trong các lễ hội Gầu tào, cùng với các trò chơi khác như: Đánh yến, hát ống, leo dây, trèo cột... trò chơi tầu sừ rất phổ biến. Qua những bỡ ngỡ ban đầu khi mới vào hội, các chàng trai, cô gái bắt đầu để ý đến những người mình có cảm tình. Nếu thấy ưng ý cô gái nào, chàng trai sẽ tìm cách vỗ nhẹ vào mông cô gái để nói lời làm quen. Nói là vỗ mông nhưng thực tế là người ta vỗ vào phần thắt lưng mà thôi. Phải nói thêm rằng trong bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Mông thì chiếc thắt lưng rất quan trọng. Và một người con gái đoan chính thì sẽ cuốn rất nhiều vòng thắt lưng quanh eo vừa thể hiện sự kín đáo lại vừa thể hiện sự khéo tay bởi những hoa văn được thêu trên thắt lưng. Vì vậy hành động vỗ vào mông cô gái trong trò chơi này không bị coi là sỗ sàng, tếu táo. Cô gái ưng ý thì cũng sẽ đáp lại bằng hành động tương tự. Hai người sẽ tiếp tục chuyện trò, đùa vui với nhau trong ngày hội. Và nếu trong quá trình tìm hiểu đó, đôi trai gái cảm thấy ưng ý thì họ sẽ tìm cách vỗ mông đủ 9 cặp. Khi đó, coi như lời hẹn ước đã thành, chỉ còn đợi hết hội, gia đình chàng trai sẽ nhờ ông mối đến nhà cô gái dạm ngõ. Và nếu như mọi sự suôn sẻ thì một đám cưới sẽ được tổ chức để bà con dân bản đến chung vui, chúc mừng.

 

Nhưng ngược lại, nếu như không ưng thuận thì cô gái sẽ không đáp lời, sẽ không vỗ lại vào mông chàng trai. Không những thế, trong quá trình tìm hiểu, nếu một trong hai người không ưng ý, họ cũng sẽ tìm cách tránh, không để người kia tiếp cận mình nữa để người bị từ chối biết mà đi tìm đối tượng khác. Còn nếu đã vừa lòng thì dù hôm nay vỗ chưa đủ, người ta sẽ tìm cách để ngày sau gặp lại, vỗ cho đủ mới thôi.

 

Mặc dù là một trò chơi song ý nghĩa của nó lại rất độc đáo. Tuy nhiên, đã từ rất lâu, ở vùng đồng bào Mông đã vắng bóng trò chơi này. Hiện nay, đa phần lớp trẻ người Mông không còn biết đến trò chơi tầu sừ nữa. Trước thực tế đó, nhận thức đây là một nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao, một số địa phương trong tỉnh ta có đông dân Mông sinh sống đã và đang nỗ lực khôi phục các lễ hội của đồng bào trong đó có việc khôi phục trò chơi tầu xừ trong những ngày đầu xuân năm mới. Hy vọng với những nỗ lực làm sống dậy những trò chơi dân gian truyền thống độc đáo của đồng bào Mông nói riêng và các dân tộc vùng cao nói chungsẽ góp phần tạo nên bản sắc riêng cho vùng cao nguyên đá, tạo ấn tượng và sức hút với du khách trong nước và quốc tế.

 


Hùng Hiền

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tết văn hóa
Xuân Giáp Ngọ - Tục ngữ có câu “Vạn sự khởi đầu nan”. Nghĩa đen trong nghề đan lát, nếu nan đầu đi đúng thì cả công trình đều suôn sẻ, ngược lại, khi bị lỗi nan đầu thì công trình đó bị lỗi suốt, phải dỡ ra đi lại. Nghĩa bóng của “Vạn sự khởi đầu nan” là mọi việc phải chú ý làm tốt ngay từ ban đầu, ngày đầu, từ lúc bắt đầu khởi sự, đồng nghĩa với câu “Đầu xuôi, đuôi lọt”. Do
22/01/2014
Như những vạt nắng Xuân...
(Xuân Giáp Ngọ)- Mùa này, khi cái rét đã tràn về khắp núi non vùng cao, trong tôi lại dội về một nỗi nhớ. Nhớ những vạt hoa dại miên man trên các triền đá cheo leo, đám thì rung rinh sắc màu, đám thì heo hắt vì sương muỗi, rồi có nơi thì bừng lên như những vạt nắng xuân trong trời đông rét mướt.
21/01/2014
Đồng Văn tổ chức nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch mừng Xuân
HGĐT - Trong dịp tết Nguyên đán 2014, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đón chào xuân mới, huyện Đồng Văn sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch. Đây cũng là dịp để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và các sản phẩm du lịch của huyện đến với du khách trong nước và Quốc tế, góp phần thúc đẩy nền du
20/01/2014
Lễ hội và văn hóa truyền thống
(Xuân Giáp Ngọ)- Mỗi khi Tết đến, Xuân về, nhiều lễ hội được cộng đồng dân cư tổ chức, như Lễ cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ Cúng cơm mới, Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày; Lễ Mở cửa rừng của người La Chí, người Mông; Lễ đặt tên con, cháu... tạo nên nét sinh hoạt tâm linh mang bản sắc văn hoá cộng đồng, có tính giáo dục cao, tạo cho mọi người, mọi nhà và cả cộng đồng nâng cao ý
20/01/2014