Nguyễn Hữu Ninh, nghệ sĩ miền đá

17:09, 17/01/2014

(Xuân Giáp Ngọ)- Mới lọt lòng được vài tháng tuổi từ vùng đất mỏ Quảng Yên (Quảng Ninh), ông theo cha mẹ đi kháng chiến ở mãi tận vùng đất heo hút xa lắc nơi biên cương cực Bắc Hà giang, rồi lấy vợ - người con gái Tày, một cô giáo xinh đẹp nhất vùng Bắc Quang thuở đó; sinh được 4 cô gái, cô nào cũng thừa hưởng gen của cha thông minh, của mẹ xinh đẹp, rồi ông lập nghiệp tại Hà Giang cho tới nay.


Hơn 70 năm - đờiông đã trả ơn nghĩa ấy bằng chính phẩm chất và tài năng của mình để rồi như giọt nước làm nên biển cả, rạng rỡ cho quê hương Hà Giang có thêm một nghệ sĩ nhiếp ảnh Quốc gia, một Nhà báo, tác giả thơ và nhạc... Ông là Nguyễn Hữu Ninh, nghệ sĩ nghiếp ảnh (Hội viên Hội nghệ sĩ nghiếp ảnh Việt Nam ); tác giả thơ, nhạc... có uy tín ở địa phương và trong nước, tác phẩm của ông được đông đảo bạn đọc biết đến với tình cảm trân trọng.


Xuân này một tin vui lớn của ông cũng như của giới văn nghệ sĩ Hà Giang và bạn bè trong nước, ông vừa cho xuấtbản Tập sách Thơ - Ảnh, độ dày gần 100 trang, in bốn màu, giấy cusce, có nhan đề: Sắc màu cao nguyên đá,kỷ niệm một đời làm nghệ sĩ, làm báo của ông tròn 70 tuổi. Cầm tập sách Ảnh -Thơ trên tay, trong tôi hiện lên hình ảnh ông đã đánh vật với thời gian, cả vui,buồn như thế nào để có. Mỗi một trangẢnh - Thơ của ông chứa đựng biết bao mồ hôi, nước mắt có khi cả máu để đổi lấy cái mình yêu, đam mê, quý trọng. Bởi tính ông tôi biết, một con người quá đỗi khiêm nhường, cẩn thận, chắc chắn lấy chất lượng, hiệu quả sản phẩm làm thước đo giá trị. Đây là một tập ông dồn cả công sức, trí tuệ, tình cảm mấy chục năm trong nghề để có nên giá trị của nó thật lớn về nội dung, tư tưởng và nghệ thuậtđối với con người, mảnh đất, văn hóa Hà Giangvà một số vùng đất trong nước mà ông đến. Trong tổng số 88 bức ảnh và 47 bài thơ trong tập sách, chủ yếu ông sáng tác về Hà Giang, tôi nhận ra sự độc lập của Ảnh và Thơ, đồng thời lại có sự giao thoa với nhau, làm cho người đọc ngẫm thấy sự hòa quyện giữa tâm hồn con người với cảnh, vật...


Bức ảnh đầu tiên ông trân trọng để trên trang nhất là hình ảnh cột cờ Lũng Cú trên đỉnh núi Rồng (Cao nguyên đá Đồng Văn), nhìn vào ta như thấy được Tổ quốc nơi địa đầu thật trang nghiêm, linh thiêng mà gần gũi, tình cảm, lắng đọng một sức sống mãnh liệt, khát khao cuộc sống, hạnh phúc, hòa bình... Những cánh đồng lúa chín vàng như trải thảm dưới chân núi Rồng. Thơ ông vút lên: Ôi cao nguyên một miềm cổ tích/ Đá tìm chỗ đứng đợi mưa xuân/ Ngô leo vách đá, mây ôm núi/ Gió ngả nghiêng say một kỳ quan (Huyền thoại công viên). Tấm ảnh đường lên cao nguyên với những ngọn núi dựng đứng, xen kẽ sừờn núi đá với những thửa ruộng bậc thang của người Mông, con đường quanh co uốn khúcnhư con trăn khổng lồ đang trườn mình trong sương ...ta có cảm giác như một bức tranh huyền thoại, chỉ có được trong giây phút bấm máy của người nghệ sĩ tài ba. Bên cạnh bức ảnh đá, ta lại được ông cho thưởng thức những câu thơ thật đẹp: Đá rủ nhau lên ngược/ Đất chia tay về xuôi. (Bài thơ: Dáng mẹ) vừa có tính hiện thực vừa nhân hóa đến nao lòng mà rất đáng yêu. Câu thơ như thay hồn bức ảnh; rồi những bức ảnh lại là tứ củathơ. Có thể các bạn đã biết ở Hà Giang có cặp núi đôi dưới cổng trời Quản Bạ, nhiều nhà thơ, nghệ sĩ trong nước và nước ngoài đã tốn không biết bao công sức, mực, phim... để khai thác tiên cảnh này. Với Nguyễn Hữu Ninh, dưới cảm súc của thơ, núi cô Tiên hiện lên thật: “Nõn tơ nguyên.../ Nhũ hoa ...sương còn ngậm (Bài thơ Núi cô Tiên). Còn dưới góc độ ống kính bức ảnh mà ông thể hiện như một kiệt tác đã được định mệnh cho ông, được đưa vào Tem Việt Nam ra với bạn bè thế giới. Say mê nghề nghiệp, đau đáu nỗi niềm, chưa làm được cái điều mình mong muốn như chưa trả được cuộc đời, không chỉtrong những năm ông còn là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang mà ngay cả khi đã về nghỉ chế độ, ông vẫn được tỉnh tín nhiệm tham gia làm lãnh đạo Hội Khuyến học, Hội Cựu Giáo chức tỉnh Hà Giang. Ở cái tuổi 70 ông vẫn đi khắp các miền quê, làng bản vùng cao, biên giới không kém cánh trẻ để sáng tác ảnh, thơ, nhạc... Những bức ảnh các vùng đất nghèo khó4 huyện vùng cao phía BắcĐồng Văn, Mèo Vạc... đến phía Tây Xín Mần, Hoàng Su Phì, vùng sâu Bắc Mê giáp tận tỉnh Cao Bằng...trong tập Ảnh - Thơ của ông đều gắn những con người với bao số phận, những nét văn hóa mang bản sắc của 22 dân tộc anh em Hà Giang, thể hiện khát vọng nhân văn, tình yêu quê hương, đất nước... Đó là những bức ảnh về ruộng bậc thang Hoàng Su Phì dưới nhiều góc độ, ánh sáng, nghệ thuật đầy sáng tạo và mới: Đây chiếc lá của đất, kia cánh chim phượng hoàng đang vươn mình trên bầu trời bao la; là nụ cười hạnh phúc trong sắc màu em gái dân tộc Mông, Dao, Tày, PàThẻn...Ảnh của Nguyễn Hữu Ninh thường kết hợp nhuần nhuễn giữa tĩnh với động, đề tài đa dạng, phong phú, bao chùm nhiều không gian, đặc biệt là khoẳnh khắc bấm máy, ông đã bắt được cái hồn của sự vật, để sự vật tự nói ra... Phải có tấm lòng bao dung, nhân ái như thế nào, người nghệ sĩ mới có được những bức ảnh gợi cho ta bao điều nghĩ suy. Ông muốn gửi điều gì đó với chúng ta thật sâu kín... Tôi không nuốn nói hết những gì mà ông đã gửi trong tập Ảnh- Thơ này. Tôi muốn bạn đọc được tiếp tục khám phá Tập Ảnh - Thơ của ông như tình yêu; như sự khát khao của con người những bí ẩn của vũ trụ bao la... Bạn đọc chắc cũng sẽ nhất trí với tôi như vậy.


Cho tới hôm nay ở cái tuổi ngoài 70, ông vẫn hăng say đi trên con đường văn học, nghệ thuật của mình, như chừng nào còn hơi thở còn làm việc, cống hiến. Đúng như lời tâm huyết của Mác khi đề cập trách nhiệm của người sáng tạo văn học, nghệ thuật: Tác phẩm là mục đích tự thân; tác phẩm không phải là phương tiện đối với nhà văn cũng như đối với người khác, cho nên nhà văn khi cần có thể hy sinh sự tồn tại cá nhân của mình cho sự tồn tại của tác phẩm. Ông là một con người như thế!


Nhà thơ, Nhà báo ĐẶNG QUANG VƯỢNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chùm thơ Xuân
Trần Thị Nương Dâng Người
17/01/2014
Bạc hà, mùa ong làm mật
(Xuân Giáp Ngọ)- Hoa Bạc hà có một đời sống khác hẳn, những sườn núi cao trơ trụi, các cây khác hầu như không thể lên được thì hoa Bạc hà lại rất tươi tốt, phủ mầu xanh đầy sức sống. Cây thuộc loài thân cỏ, lá mọc so le hình răng cưa; nảy mầm từ mùa Xuân, nhưng phải đến Thu mới ra hoa. Hoa Bạc hà hình đuôi chồn, xung quanh gắn hàng ngàn cái chuông nhỏ. Mỗi quả chuông chứa
17/01/2014
Giao lưu văn nghệ quyên góp ủng hộ người nghèo có Tết
HGĐT- Đêm 15.1, xã Vĩ Thượng (huyện Quang Bình) đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ quyên góp ủng hộ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam/điôxin có tết. Đến dự đêm giao lưu có các đồng chí lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện, xã Vĩ Thượng, cùng đông đảo bà con các dân tộc trên địa bàn.
17/01/2014
Lễ hội cúng Thổ công và tổ tiên dân tộc Cờ Lao
HGĐT- Ngày 15.1, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Bắc Quang tổ chức Lễ hội cúng Thổ công và tổ tiên dân tộc Cờ Lao tại thôn Khuổi Phạt, xã Vĩnh Hảo. Tham dự có đồng chí Mai Ngọc Hướng, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; các cán bộ huyện, xã và đông đảo nhân dân.
17/01/2014